Đón đọc ĐTTC số 227 phát hành thứ hai ngày 4-12-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 227 phát hành ngày 4-12-2023 với nhiều chuyên mục:

- Thị trường trái phiếu tiếp tục “đứng hình”?: TP phải là nguồn vốn quan trọng nhất với thị trường BĐS, và thị trường cần nguồn vốn trung và dài hạn phải trông chờ vào TP chứ không phải vốn ngân hàng. Bởi lẽ, nếu BĐS vẫn tiếp tục trông mong vào tín dụng hỗ trợ sẽ tạo ra rủi ro hệ thống rất lớn. Do đó, TP vẫn phải là kênh vốn chính của thị trường. Về dài hạn, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để phát triển thị trường TP lành mạnh, minh bạch, bền vững để các DN có không gian rộng hơn trong việc huy động vốn. Việc điều hành chính sách pháp luật cần tránh tình trạng khi quá nới lỏng, tạo ra thị trường đầy kẽ hở để các DN đua nhau phát hành. Đến khi có rủi ro lại đột ngột “phanh” gấp, khiến DN trở tay không kịp, như câu chuyện đã diễn ra năm 2022.

- Chặn “cái sảy” để đừng “nảy cái ung”: Chừng 10 năm trở lại đây, các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc nước ta thu hút mạnh mẽ khách du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch vùng cực Bắc Tổ quốc muốn phát triển bền vững đừng ăn xổi, đừng ăn gian, đừng “giả cầy”. Làm được điều này biết là không dễ, nhưng phải tìm cách làm. Còn nếu cứ ăn xổi, chém đẹp, mãi mãi nhìn người Thái làm du lịch rồi tự hỏi tại sao họ làm tốt. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Kinh doanh theo… trend, đúng nhưng cần tầm nhìn: Người kinh doanh phải chú trọng tính giá trị thiết thực của sản phẩm, dịch vụ của mình mang lại. Theo đó, khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải luôn nghĩ đến những câu hỏi: ai cần, vì sao cần, cần vào những lúc nào, ít tháng nữa, người ta có còn cần không, nếu bán chậm có trữ hoặc chờ lúc khác để bán không?… Đương nhiên còn những vấn đề mang tính nguyên tắc khi kinh doanh là liệu có bao nhiêu khách hàng, bao lâu sẽ thu hồi vốn, tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu?... Nếu những câu hỏi đó khó trả lời hoặc trả lời không thỏa đáng, chúng ta nên cân nhắc việc kinh doanh. Vì đừng thấy người ta "ăn khoai mình cũng vác mai đi đào", bởi đến lúc mình đào chẳng còn củ khoai nào. (Nguyễn Minh Hải)

- Trật tự thị trường vàng bị đảo lộn do quy định trong NĐ24 lỗi thời: Sau hơn 10 năm triển khai, Nghị định 24/2012/NĐ-CP (NĐ24) của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã thiết lập lại trật tự thị trường vàng, ngăn được tình trạng vàng hóa. Thế nhưng mấy năm gần đây, giá vàng trong nước liên tục tăng, đồng thời chênh lệch giá trong nước và thế giới ở mức 13-14 triệu đồng. Điều này cho thấy nhiều quy định tại NĐ24 không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh hiện nay. (Cát Tường)

- Thị trường vàng: Được và mất của Nghị định 24: Mới đây, trong báo cáo Chính phủ được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa ủy quyền Thủ tướng ký gửi Quốc hội, về việc thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn đối với lĩnh vực NH, NHNN cho biết sẽ tiếp tục tu chỉnh, hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 24 (NĐ24) trình Chính phủ và đề xuất các chính sách quản lý vàng phù hợp. Vậy NĐ24 được những gì, mất những gì và cần phải sửa điều gì? (TS. Lê Đạt Chí, Giám đốc chương trình Cử nhân Tài chính ứng dụng Đại học Rennes)

- Bất cập giá vàng vì khan hiếm nguồn cung: Qua 11 năm thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ- CP (NĐ24) của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, vàng chỉ còn là trang sức hay phương tiện đầu tư cất trữ. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi hoặc thay NĐ24 bằng nghị định mới, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Thông thường một luật thực hiện vài năm cũng phải sửa đổi, bổ sung. Trong khi NĐ24 đã tồn tại 11 năm không thay đổi bao nhiêu, dù VGTA chỉ kiến nghị sửa đổi một phần, không phải mở rộng tự do hóa hoàn toàn. (Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA), cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam)

- Muốn vươn ra ngoại, phải làm tốt từ nội: Trong cuốn sách xuất bản mới đây có tên “Global Class”, tác giả Klaus Wehage (ảnh - thường được gọi là “đại sứ thung lũng Silicon”), đã đề cập đến việc các doanh nghiệp (DN) mắc sai lầm khi cho rằng phải vươn ra thị trường quốc tế bằng mọi giá, xem đó là mục tiêu thay vì là quá trình và bỏ qua khâu “nội địa hóa”. Cuốn sách được chia làm 3 phần tương ứng với 3 chiến lược lớn của quá trình mở rộng quy mô toàn cầu: đổi mới, tăng trưởng quy mô và trao quyền. Trong đó, chúng tôi chỉ ra những thất bại thường gặp trong quá trình mở rộng quy mô toàn cầu.

- “Mùa đông gọi vốn” có thực sự đáng sợ?: “Mùa đông gọi vốn” là cụm từ đang được nhắc tới khá nhiều trong giới khởi nghiệp giai đoạn này do dòng vốn đầu tư đang giảm mạnh. Thực tế, Chính phủ hiện có khá nhiều chính sách hỗ trợ cho SMEs. Các chính sách gần đây chú trọng hỗ trợ hoạt động “chuyển đổi số”, hỗ trợ cho SMEs “khởi nghiệp sáng tạo” và tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, với nhiều ưu đãi đặc biệt. (Nguyễn Thanh Liêm, tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), thuộc Viện Phát triển kinh tế số Việt Nam (VIDE)

- 2023: giữ tăng trưởng 5% là thành công: Theo nhiều dự báo, GDP Việt Nam năm 2023 tăng 5%, thấp hơn chỉ tiêu đã đề ra hồi đầu năm là 6-6,5%. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế khác cũng không đạt được mức tăng trưởng như kỳ vọng. Tuy nhiên, theo GS.TS HOÀNG VĂN CƯỜNG, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, 2023 là năm rất khó khăn của thế giới, việc Việt Nam đạt mức tăng trưởng được dự báo 5% đã là rất thành công. Đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, sẽ thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng như kỳ vọng.

- Liệu MCM sẽ có đợt bán tháo trước ngày chuyển niêm yết?: Dù đã là công ty con của CTCP Sữa Việt Nam (VNM), và đang chờ chuyển niêm yết từ sàn UPCoM lên HoSE, nhưng CTCP Giống sữa bò Mộc Châu (MCM) vẫn khó có thể thu hút nhà đầu tư (NĐT), thậm chí sẽ còn có đợt bán tháo trước ngày chuyển niêm yết. Nguyên nhân là do doanh nghiệp (DN) này đang đối mặt với nhiều “bài toán” chưa có lời giải trong việc cải thiện kết quả kinh doanh. (Kim Giang)

- Những điểm mới trong Luật Nhà ở (sửa đổi): Ngày 27-11, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua. Cơ bản luật vẫn kế thừa hầu hết nội dung của Luật Nhà ở 2014, song cũng có nhiều điểm mới đáng chú ý. (LS. Lê Cao, Giám đốc Điều hành Công ty Luật FDVN)

- Luật Nhà ở 2023 chuẩn hóa quy trình, thủ tục đầu tư: Luật Nhà ở 2023 vừa được Quốc hội thông qua, về tổng thể rất tốt, rất tích cực, phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật. Có thể nói Luật Nhà ở 2023 có chất lượng tốt nhất trong hơn 30 năm qua, kể từ Pháp lệnh Nhà ở 1991, Luật Nhà ở 2005 và Luật Nhà ở 2014. (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA)

- Nhiều ngành hàng xuất khẩu “hụt hơi” về đích: Dù tình hình đơn hàng từ đầu quý IV đã có tín hiệu khởi sắc hơn. Tuy nhiên, không ít ngành hàng xuất khẩu chủ lực vẫn có thể phải lỗi hẹn với mục tiêu xuất khẩu từ đầu năm. Thậm chí, không ít dự báo đều cho thấy nửa đầu 2024 vẫn chưa hết khó. (Đức Mạnh)

- Nghịch lý giá?: Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, doanh nghiệp phải tăng khuyến mại, giảm giá để kích cầu. Thế nhưng khảo sát gần đây lại cho thấy rất nhiều mặt hàng trong nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh đã tăng giá suốt nhiều tháng qua. (Đức Mạnh)

- Tiện ích công nghệ “bỏ túi” (Nhã Trúc)

- PGS. Chu Xuân Diên như “tiên ông” bước ra từ cổ tích: PGS-Nhà giáo ưu tú Chu Xuân Diên vừa bước vào tuổi cửu tuần. Ông được xem là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian hàng đầu nước ta. Không chỉ góp phần đặt nền móng, định hướng, giải quyết những vấn đề về văn học dân gian, văn hóa dân gian và văn hóa, ông còn có công dịch thuật, đào tạo nhiều thế hệ sinh viên trưởng thành từ Bắc chí Nam. (Phan Hoàng)

- Borneo - cánh rừng Amazon của Châu á: Borneo, hòn đảo thần tiên nằm giữa lòng Đông Nam Á, đã trở thành một điểm đến không thể thiếu đối với những ai yêu thiên nhiên và muốn khám phá vẻ đẹp tự nhiên độc đáo. Borneo không chỉ là một địa điểm du lịch phổ biến mà còn là một kho tàng văn hóa và đa dạng sinh học. Đây là một trong những nơi có độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới, được ví như cánh rừng Amazon của châu Á. (Fahoka Xê Dịch)

- Cuộc đua lá chắn tên lửa: Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất an và nguy cơ xung đột vũ trang luôn rình rập, việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả là mục tiêu của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, điều này cần rất nhiều thời gian, công sức và tiền của. (Vĩnh Cẩm)

- Kim Kyou-Hyun - lãnh đạo tình báo Hàn Quốc từ chức: Ngày 26-11, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia của Hàn Quốc (NIS), ông Kim Kyou-hyun, đã từ chức. Cùng với người đứng đầu, 2 quan chức cấp cao khác của NIS cũng đã nộp đơn từ chức. Báo cáo từ các phương tiện truyền thông địa phương cho thấy, cuộc ra đi này xuất phát từ những thách thức nội bộ liên quan đến việc quản lý nhân sự từ giữa năm 2022. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác