Đón đọc ĐTTC số 229 phát hành thứ hai ngày 18-12-2023

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 229 phát hành ngày 18-12-2023 với nhiều chuyên mục:

1-9982.jpg

- 2024: Phải vực dậy kinh tế tư nhân: Nền kinh tế trong năm 2023 có thể miêu tả bằng 2 từ “khó khăn”. Khó khăn trong nhiều lĩnh vực, khó khăn trong nhiều khía cạnh và khó khăn khi tăng trưởng thấp. Nhiều tổ chức ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2023 sẽ đạt khoảng 5%, nhưng rất có thể con số này chưa phản ánh đúng thực chất của nền kinh tế. Nhìn chi tiết vào các lĩnh vực, các chỉ số về ngành, doanh nghiệp của Việt Nam dễ thấy rằng, các ngành nghề đều có sự suy giảm, hoặc tăng trưởng thấp so với năm 2022. (PGS. TS Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

- Liệu có xóa bỏ được nhà phố thấp tầng ở vùng lõi?: Mấy tháng nay, giới chuyên môn ở Hà Nội không ngớt bàn tán về một đề xuất được coi là táo bạo trong Hội thảo “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Đề xuất này có nội dung là xóa bỏ hoàn toàn các nhà phố, nhà trệt, nhà ống (không động chạm đến các di sản và di tích) ở vùng lõi Hà Nội để xây nhà cao tầng. Việc xóa bỏ này là làm trắng các nhà cũ, thấp tầng kể cả nhà dân, các công sở và các loại nhà dịch vụ. Vùng lõi của Hà Nội bao gồm 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng, với tổng diện tích 30km2. Nếu mô hình này thành công sẽ áp dụng vào vùng lõi TPHCM 930ha (quận 1, 3, một phần quận 4 và Bình Thạnh) và các quận kế vùng lõi. (TS. Nguyễn Minh Hòa)

- Nhà đất châu Á đang “bất động”: Từ Singapore đến Hàn Quốc, các nhà đầu tư đang tránh xa những giao dịch bất động sản (BĐS) liên quan đến tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại và các tài sản thương mại khác, vì lo ngại lãi suất tăng và bất ổn địa chính trị có thể đe dọa tăng trưởng toàn cầu. (Vinh Trang)

- Kích hoạt tín dụng, tăng trưởng GDP, phải đẩy vốn vào NoXH: Để đẩy đầu ra của tín dụng từ đó kích tăng trưởng nền kinh tế (GDP), thì khu vực có thể hút tăng trưởng tín dụng và cả GDP là nhà ở giá rẻ và nhà ở xã hội (NoXH). Tiếc rằng trong Hội nghị của Chính phủ vừa qua bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế… vẫn chưa nói nhiều về vấn đề này. Một khu vực mà có thể tạo ra mức độ tăng trưởng rất lớn về tín dụng và cả GDP lại có sức cầu lớn, đó là nhà ở giá rẻ, NoXH. Nhưng rất tiếc vấn đề này không thấy được nói trong Hội nghị tháo gỡ tín dụng vừa rồi. (TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia)

- Tạo dòng vốn chảy cho gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng: Cho đến nay vốn cho nền kinh tế vẫn là đề tài nóng nhất trên thị trường tài chính, vì các ngân hàng (NH) dư thừa tiền trong khi Chính phủ tạo áp lực cho đầu ra tín dụng. Dòng vốn bị ứ đọng đang được tìm cách giải thoát, trong khi đó chính sách hỗ trợ từ tài khóa vẫn còn dư địa, cụ thể là gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ nguồn ngân sách nhà nước với 40.000 tỷ đồng được áp dụng từ năm 2022, cho đến nay vẫn gần như “tịt ngòi”. (Yên Lam)

- Khơi thông tín dụng qua nhà giá rẻ, NoXH: Thời gian qua nguồn cung nhà giá rẻ, nhà ở xã hội (NoXH) luôn trong tình trạng khan hiếm. Theo nhiều chuyên gia, nếu phân khúc này được khơi thông thu hút nhà đầu tư, không chỉ góp phần tạo điều kiện cho người dân thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà ở, còn góp phần đưa dòng vốn vào thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. (Bình Minh)

- 3 động lực tăng trưởng kinh tế 2024: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 chính thức được Quốc hội quyết nghị, trong đó một trong những mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng GDP đạt 6-6,5%. Đây là mục tiêu đầy tham vọng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức và khó lường. Tuy nhiên, những động lực của tăng trưởng kinh tế cũng đang được cải thiện trong thời gian qua. (Ninh Khang)

- 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế 2024: Tuy tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam cao hơn so với mức trung bình của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, song mục tiêu tăng trưởng GDP 6% trong năm 2024 vẫn là thách thức lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá. (Thanh Hà)

- Gỡ gút mắc lãi suất cho vay tiêu dùng: Trong các cuộc họp bàn tìm giải pháp xử lý nợ xấu tăng mạnh do nạn bùng nợ, có ý kiến gợi lại vấn đề quy định giới hạn trần lãi suất cho vay đối với hình thức vay tiêu dùng của các công ty tài chính (CTTC). Bởi trên thực tế, nhiều trường hợp người vay không đồng ý trả gốc và lãi, vì cho rằng tiền lãi quá cao vượt quá khả năng gánh vác của họ. (Thiên Minh)

- Vì sao các quỹ đầu tư liên tục rút vốn?: Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam 2023 đang hướng tới xác lập cột mốc kỷ lục thứ hai trong suốt lịch sử, đó là hoạt động bán ròng của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài. Thống kê trên sàn HoSE, đỉnh cao lịch sử năm 2021 khi dòng vốn ngoại ghi nhận bán ròng tổng cộng 58.052 tỷ đồng. Còn năm 2023, tính đến giữa tháng 12- 2023, khối ngoại đã bán ròng khoảng 20.783 tỷ đồng, vượt qua cột mốc năm 2020 với -15.741 tỷ đồng. (Nguyên Hà)

- Liệu Vinamilk có tiếp tục thắng lớn?: Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào đang là yếu tố tích cực tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM), song ở chiều ngược lại nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa, giá nguyên liệu… vẫn đang là yếu tố kìm hãm nỗ lực vực dậy của VNM. (Kim Giang)

- Phải “kéo” giá nhà phù hợp thu nhập người dân: Các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) phải cơ cấu lại phân khúc thị trường, giảm giá bán sản phẩm nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân, để cùng chung tay tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Đó là thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi đến các DN. Vậy làm thế nào để có giá nhà phù hợp với thu nhập người dân? (Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM - HoREA)

- Chế biến hạt điều trước nguy cơ bị cạnh tranh: Từ năm 2019 đến nay, bên cạnh những gián đoạn về chuỗi cung ứng kinh tế, giá trung bình hạt điều xuất khẩu cũng giảm liên tục, từ mức 8.540 USD/tấn xuống chỉ còn 5.512 USD/tấn tính đến cuối tháng 11- 2023. Không chỉ vậy, ngành chế biến hạt điều Việt Nam đang có nguy cơ bị cạnh tranh bởi những quốc gia vốn lâu nay chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu điều thô như Bờ Biển Ngà, Nigeria, Ghana. (Phạm Tuấn)

- Quây quần mùa lễ hội tại Le Méridien Saigon (Phương Hằng)

- AI đồng hành mỗi ngày (Nhã Trúc)

- Gian nan đưa chữ miền biên viễn: Bên trong thảo nguyên Trọng Hóa (huyện rẻo cao Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình), là nơi định cư của đồng bào Khùa, Mày. Vùng đất của 17 bản làng đã sinh ra 8 thầy cô giáo người bản địa dạy chữ quốc ngữ. Họ vượt lên bao nghịch cảnh khó khăn, lội từng ngọn suối sâu, trèo từng ngọn núi cao nhằm đưa chữ về cho con em dân bản. (Minh Phong)

- Nội Mông: vùng đất thảo nguyên và sa mạc: Nội Mông tên chính thức là Khu tự trị Nội Mông Cổ, thường được gọi tắt là Nội Mông, nằm ở phía Bắc của Trung Quốc. Nội Mông có biên giới với Mông Cổ và Nga. Thủ phủ của Nội Mông là Hohhot. Nội Mông được thành lập vào năm 1947 từ một số tỉnh cũ: Tuy Viễn, Sát Cáp Nhĩ, Nhiệt Hà, Liêu Bắc và Hưng An cùng các khu vực phía Bắc của Cam Túc và Ninh Hạ. Nội Mông nằm ở phía Nam sa mạc Gobi, phía Bắc Vạn Lý Trường Thành. (Fahoka Xê Dịch)

- Xung đột Gaza, bao giờ tới hồi kết?: Đã hơn 2 tháng sau khi Hamas tấn công miền Nam Israel vào ngày 7-10 giết chết khoảng 1.200 người và bắt giữ 240 người, và Israel đã đáp trả bằng các cuộc ném bom và pháo binh, khiến hơn 16.000 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 7.000 trẻ em… Cuộc chiến đẫm máu này bao giờ mới chấm dứt? (Vĩnh Cẩm)

- Lalit Khaitan: tỷ phú mới nhất của Ấn Độ: Ấn Độ là một trong những thị trường rượu phát triển nhanh nhất thế giới. Người đang hưởng lợi từ xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng này là Lalit Khaitan, tỷ phú mới nhất của Ấn Độ, theo hãng xếp hạng người giàu Forbes. (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác