Đón đọc ĐTTC số 241 phát hành thứ hai ngày 22-4-2024

(ĐTTCO)-Mời quý độc giả đón đọc báo ĐTTC số 241 phát hành ngày 22-4-2024 với nhiều chuyên mục:

1.jpg

- Bình ổn thị trường vàng, gây khó điều hành tỷ giá: Tuần qua, nhằm tăng cung cho thị trường vàng, NHNN cho biết sẽ tổ chức lại đấu thầu vàng miếng SJC sau 11 năm tạm ngưng, và dự kiến sẽ nhập khẩu thêm vàng. Tuy nhiên, giữa bình ổn thị trường vàng trong nước thông qua việc nhập khẩu vàng, đấu thầu vàng, và điều hành tỷ giá khi xuất dự trữ ngoại hối để nhập vàng, đang là bài toán khó nhất khi cả dự trữ vàng lẫn ngoại hối đều đang rất cần thiết. Lần đấu thầu này có khác, số lượng nhập khẩu bao nhiêu, các cơ quan quản lý và các bộ ngành có liên quan sẽ phải tính toán để phù hợp với thời điểm hiện tại. Phải làm sao vừa kiểm soát cung cầu, vừa đảm bảo dự trữ ngoại hối, qua đó góp vào ổn định tỷ giá, kinh tế vĩ mô.

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)

- Bà má trong chiến tranh, bà mẹ trong hòa bình: Nhiều người biết đến Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, một vị tướng của công tác đối ngoại quốc phòng thời bình, bởi chính ông góp phần vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ qua kênh ngoại giao quốc phòng… Nhưng nhiều người vẫn chưa biết tên tuổi của ông gắn liền với những trận đánh lớn mang tính bước ngoặt trong kháng chiến chống Mỹ: Chiến trường Quảng Trị, Khe Sanh - Đường 9 Nam Lào, trận đánh bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975. Ông được phong tướng ở tuổi 40 - là vị tướng trẻ tuổi nhất khi ấy, trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ.

- TPHCM 49 năm nhìn lại: 49 năm tính từ 30-4-1975 đến nay, gần nửa thế kỷ đã trôi qua. Để có được một TPHCM vạm vỡ, đáng sống như ngày hôm nay, chính quyền và người dân TP đã phải trải qua những chặng đường vô cùng gian khó. Người dân TPHCM cần một sự thay đổi thể chế, để làm sao biến những tiềm năng vô cùng lớn lao của người dân thành động năng, nhằm tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ làm nên “kỳ tích sông Sài Gòn”. Chính quyền và người dân TPHCM luôn có quyền ngẩng cao đầu tự hào về 49 năm đã qua và vững bước đi tới, chuẩn bị cho 50 năm với những thành tựu mới đang chờ đón ở phía trước. (PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, Nguyên trưởng khoa Đô thị học, Đại học Quốc gia TPHCM)

- Để TPHCM trở thành “thành phố của sự kiện”…: Năm 2023, khách quốc tế đến TPHCM ước đạt 5 triệu lượt, tăng 44,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong quý I-2024, khách quốc tế đến TPHCM ước đạt hơn 1,38 triệu lượt, tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2023. Đó là một dấu hiệu khả quan, cho thấy thị trường du lịch của TPHCM có dấu hiệu hồi phục tốt, và có khả năng đạt được 8 triệu khách trong 2024. Nhưng muốn được hơn nữa, cần phải có những chương trình tạo điểm nhấn và trở thành thường niên trong “sổ tay” khách du lịch quốc tế. (TS. Nguyễn Minh)

- Tham Lương - Bến Cát từng bước hồi sinh: 1 năm trước, nếu có dịp đi dọc bờ kênh Tham Lương - Bến Cát, nhất là đoạn chạy qua các quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Bình Tân, có lẽ hình ảnh nổi bật nhất là dòng nước đen đặc, dọc bờ kênh là những bãi rác ô nhiễm. Nhưng sau gần 1 năm khởi công xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát, “dòng kênh đen” ngày nào từng bước hồi sinh tạo nên một sinh khí mới, với hy vọng Tham Lương một ngày không xa sẽ là Nhiêu Lộc-Thị Nghè thứ 2 của TPHCM. (Bình Minh)

Kỷ niệm 17 năm ĐTTC phát hành số đầu tiên (4/2007 - 4/2024)

- Thông tin chuyên sâu giữa tràn ngập thông tin: Những ngày tháng 4 năm nay rộn ràng bao nhiêu sự kiện lớn nhỏ, nhưng tôi vẫn không quên một kỷ niệm chìm khuất trong nhịp sống bận rộn, đó là kỷ niệm thành lập Ấn phẩm SGGP - Đầu tư Tài chính (ĐTTC). Ra đời vào tháng 4-2007, ấn phẩm chuyên đề kinh tế này không chỉ là dấu ấn báo Sài Gòn Giải Phóng có thêm một phụ san, mà làng báo Việt Nam có thêm một kênh thông tin mới. Thoáng chốc, 17 năm đã trôi qua, 17 năm tôi gắn bó với ĐTTC, vừa là bạn đọc vừa là bạn viết. (Lê Thiếu Nhơn)

- Vẫn là thế mạnh bình luận và phản biện: 17 năm là thời gian không dài (4/2007 - 4/2024), nhưng đủ để khẳng định tên tuổi và sức sống của một tờ báo tuần chuyên về kinh tế. Trong bối cảnh mạng xã hội chiếm ưu thế, các báo in truyền thống bị thu hẹp, thậm chí nhiều tờ báo lớn trên thế giới phải đóng cửa; thêm vào đó là khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài, ảnh hưởng đến “sức khỏe” của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, thì một tờ tuần báo được hình thành và phát triển liên tục 17 năm, có thể coi là một thành công và nỗ lực lớn, không chỉ của Ban biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng, của tòa soạn Đầu tư Tài chính, mà của cả đội ngũ cộng tác viên là nhà báo, chuyên gia và chính khách. (Hòa Minh)

- Đôla Mỹ lên giá áp lực chính sách và bàn tay hữu hình: Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt là các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, sự vững mạnh của kinh tế Mỹ, sự đi xuống chậm chạp của lạm phát Mỹ, và triển vọng lãi suất của đồng đôla Mỹ sẽ được duy trì “cao hơn trong thời gian dài hơn”, được cho là những nguyên nhân chính đằng sau sự lên giá của đồng đôla Mỹ. Cùng với đó, những thay đổi trong quan điểm của Fed “phải chờ thêm”, không chỉ thúc đẩy đồng đôla Mỹ tăng giá mà còn đẩy nhiều NHTW khác vào thế việt vị. (TS. Hồ Quốc Tuấn, Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

- Tăng trưởng xanh không chạy theo “phong trào”: Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu của thế giới, Việt Nam có thể xem đây là cơ hội, là động lực mới của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng xanh để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định, chứ không phải là chạy theo “cuộc chơi” của các nước lớn. Bên cạnh những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, việc nâng cao nhận thức của DN để DN hiểu về lợi ích lâu dài của chuyển đổi mô hình và quyết tâm thực hiện mới đóng vai trò quyết định. (Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội)

- Doanh nghiệp xanh đang vướng ở thực thi: Đầu tư tăng trưởng xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với đầu tư thông thường. Tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh không còn là sự lựa chọn, mà là việc bắt buộc. Tuy nhiên, cho đến nay thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh đã đi được 1/4 công việc, đó là ban hành khung khổ pháp lý và chính sách, còn 3/4 ở việc thực thi chưa làm được bao nhiêu. Vì sao? (Linh Chi)

- Lợi nhuận nhà băng 2024: Liệu có tự tin tỏa sáng?: Mặc dù thị trường vẫn còn nhiều yếu tố khó khăn, tuy nhiên các ngân hàng (NH) vẫn đang rất tự tin lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024. Thống kê cho thấy, mục tiêu lợi nhuận trước thuế (LNTT) của các nhà băng năm nay tăng ít nhất 10%, và cao nhất 114% so với năm ngoái. Liệu các NH có tự tin tỏa sáng? (Thiên Minh)

- Lợi nhuận ngân hàng có bị thổi phồng?: Đi cùng với những kế hoạch lạc quan về lợi nhuận của các NHTM, là mục tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) cao trong năm 2024 này. Số liệu công bố cho thấy, TTTD quý I-2024 không mấy khả quan so với các năm trước đây, nhưng các nhà băng không có sự chùn chân. Các NH vẫn sẽ cố chạy TTTD để tạo ra lợi nhuận, nhưng lợi nhuận đó thực chất hay bị thổi phồng? (Đỗ Linh)

- Nền kinh tế đang ở ranh giới suy thoái: Đầu tư toàn xã hội thấp, đầu tư tư nhân chững lại, đầu tư công có vẻ hụt hơi… cho thấ nề kinh tếđng cónguy cơsuy thoá. Đo làmộ thực trạng đáng lo ngại của nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia kinh tế lưu ý hiện nay. (Tri Nhân)

- Cước tàu biển đe dọa tăng trưởng kinh tế 2024: Chỉ mới trải qua hơn 3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp trong nước đang đối diện nỗi lo về việc tăng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, do tác động kép của việc tỷ giá USD/VNĐ tăng cao và giá cước vận tải biển có dấu hiệu tiếp diễn xu hướng tăng trong hơn 1 năm qua. (Phạm Tuấn)

- Đồng Nai hướng tới phát triển xanh, bền vững: Sau khi được Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh Đồng Nai đã lấy ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch. Và vừa qua, HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua nghị quyết hồ sơ quy hoạch để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính thức. (Văn Phong - Hoàng Bắc)

- Lãi suất giảm… ở đâu?: Mặt bằng lãi suất huy động đã giảm rất rõ rệt trong thời gian qua. Tuy nhiên, câu chuyện giảm lãi suất cho vay vẫn chưa có hồi kết, khi đại diện các doanh nghiệp (DN) vẫn không ngừng kiến nghị các ngân hàng (NH) hạ lãi suất cho vay, giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay để hỗ trợ DN. (Yên Minh)

- Ngành dược còn nhiều dư địa tăng trưởng: Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, ngành dược vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt. Bởi lẽ khi người dân ngày càng gia tăng chi tiêu cho các sản phẩm dược phẩm, ngành dược được đánh giá có nhiều dư địa tăng trưởng. Xung quanh nội dung này, ĐTTC đã có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, và ông Nguyễn An Duy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối tài chính CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP).

- DIC Corp còn gì để kỳ vọng?: Tổng CTCP Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp, mã DIG) dù chỉ là doanh nghiệp bất động sản (BĐS) tầm trung, nhưng trên sàn chứng khoán DIG lại là mã cổ phiếu (CP) hút dòng tiền mạnh nhất. Tuy nhiên, sức hút của DIG đã không còn nhiều sau những con số kém khả quan gần đây. (Kim Giang)

- Tìm giải pháp căn cơ cấp sổ hồng đúng hẹn: Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất (hay còn gọi là sổ hồng - GCN), đối với người dân không chỉ là niềm vui vì được xác nhận “chính chủ”, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khi các tài sản này được đem vào khai thác, kinh doanh. (Đỗ Trà Giang)

- Xuất khẩu quý II tiếp đà tăng tốc: Xuất khẩu hàng hóa quý I ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực khi tăng trưởng đến 17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó nhiều nhóm ngành ghi nhận những kỷ lục mới. Đây là nền tảng để các doanh nghiệp (DN) tăng tốc trong quý II. (Thanh Lâm)

- Cơ hội chọn lựa ngành học yêu thích tại Trường đại học Trà Vinh: Trường đại học Trà Vinh là đại học công lập, theo đuổi sứ mệnh cung cấp các chương trình đào tạo đa dạng cấp học, liên thông, đa ngành nghề từ đại học đến sau đại học, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. (Đồng Khởi - Đông Lâm)

- Phương tiện chinh phục mọi cuộc chơi (Nhã Trúc)

- Tôn vinh ẩm thực quốc tế cùng Bàn tiệc của những bếp trưởng (Phương Hằng)

- Bước tiến lớn trong ghép gan ở trẻ em: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vừa cứu sống thành công cháu gái 2 tuổi suy gan giai đoạn cuối nhờ gan hiến của bà ngoại 52 tuổi, đảm bảo an toàn cho 2 bà cháu hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật. (Hồng Ngọc)

- Những bất ngờ về Trà Cổ và tổ Đồ Sơn: Nằm ở điểm đầu tiên trên mũi hình chữ S bản đồ Tổ quốc, bán đảo Trà Cổ mang lại nhiều xúc cảm cho những người Việt trong nước lẫn ngoài nước khi lần đầu đặt chân đến đây. Bãi biển trữ tình và những di tích lịch sử, địa chỉ văn hóa độc đáo của Trà Cổ đã được nói đến nhiều, nhưng sự hình thành bán đảo, cộng đồng dân cư và những nhân vật gắn bó với vùng biên ải này vẫn còn chứa nhiều bất ngờ thú vị. (Phan Phú Yên)

- Kinh tế Việt - Nga và tương lai mô hình BRICS+: Ảnh hưởng của BRICS+ trong những năm tới sẽ gia tăng đối với kinh tế toàn cầu và chính trị thế giới. Sự mở rộng của BRICS sẽ góp phần phân chia lại bức tranh địa chính trị, địa kinh tế thế giới, định hình trật tự thế giới theo hướng thế giới đa cực. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và cũng đặt ra cho mình những nhiệm vụ tương tự như các thành viên BRICS+ khác. Tôi cho rằng, với Việt Nam và cả các nước khác, việc tham gia BRICS+ là quan trọng và sẽ mang lại kết quả tích cực. (PGS. TS Ykovlev Artem Alexandrovich, Giám đốc Trung tâm Chiến lược Nga ở châu Á, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Giảng viên bộ môn Lý thuyết kinh tế tổng hợp của Đại học Quốc gia Moscow)

- Xung đột Iran và Israel leo thang giá dầu sẽ leo đỉnh: Hậu quả kéo dài của đại dịch Covid-19 và xung đột Ukraine - Nga đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua. Áp lực sẽ còn lớn hơn khi Iran và Israel leo thang xung đột, sẽ là thảm họa cho tất cả. (Vinh Trang)

- Lawrence Wong: Từ guitarist đến thủ tướng Singapore: Ngày 15-4, đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ tuyên bố rời nhiệm sở vào ngày 15-5, và người kế nhiệm ông chính là Phó Thủ tướng hiện nay, ông Lawrence Wong (Hoàng Tuần Tài). (Ánh Vân)

Và nhiều chuyên mục khác…

MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM

Các tin khác