- Chiến lược tài chính vì người thu nhập thấp: “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đã xác định tài chính toàn diện là mọi người dân và doanh nghiệp (DN) được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, DN nhỏ và vừa đến DN siêu nhỏ. Đặc biệt, chiến lược này cũng yêu cầu sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của khu vực nhà nước và tư nhân, ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy tài chính toàn diện, đồng thời khuyến khích áp dụng kinh nghiệm quốc tế để đẩy nhanh việc ứng dụng tài chính toàn diện ở Việt Nam. (TS. Trần Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số - IDS)
- TPHCM sẽ giảm ngập hay hết ngập?: Những ngày nóng như đổ lửa, người dân mong có mưa để giảm oi bức, nhưng chỉ mưa vài trận là kêu trời vì “chôn chân” dưới nước hàng giờ. Bao giờ TP hết ngập nước? Câu hỏi này năm nào cũng vang lên, sau đó các cuộc hội thảo, tọa đàm rôm rả nhằm tìm ra giải pháp dứt điểm ngập nước. Nhưng rồi năm nào cũng vậy. Cần khẳng định rằng, hầu hết các TP ven sông lớn, ven biển trên thế giới đều phải chịu cảnh ngập nước ở mức độ này hay mức độ khác. Sài Gòn -TPHCM cũng trong hoàn cảnh như thế. (TS. Nguyễn Minh Hòa)
- Làm mới “mặt tiền TPHCM”: Loại hình kinh doanh mặt phố ngày càng giảm sút, không bao giờ trở lại được thời kỳ hoàng kim nữa, nhưng cần có sự tham gia của chính quyền thành phố, của quận, phường và các gia chủ để thay đổi hình thức bên ngoài của các tuyến phố, không thể để nhếch nhác như hiện nay, nhất là TPHCM muốn thu hút 7,8 triệu khách du lịch mỗi năm. Trước mắt là tháo bỏ các bảng quảng cáo không còn sử dụng, làm sạch các hình vẽ phản cảm, về lâu dài cần thay đổi mặt tiền nhà sao cho đẹp hơn, sinh động và nghệ thuật hơn, với vật liệu, màu sắc, cây xanh và vật trang trí. Việc cải tạo hình thức các tuyến phố là cần thiết, do vậy cần có sự vào cuộc không chỉ các cơ quan chức năng, mà còn các hiệp hội nghề nghiệp, các kiến trúc sư, các nhà thiết kế làm sao có được các tuyến phố có sức sống thay cho những tuyến phố buồn tẻ như hiện nay. (Nguyễn Minh)
- Chưa thể hóa giải áp lực tỷ giá: Nhìn từ ngoại lai có thể thấy áp lực tỷ giá vẫn được dự báo sẽ còn cao trong một khoảng thời gian nữa, bởi các yếu tố như nhu cầu USD cho nhập khẩu, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ lãi suất USD, áp lực tăng lãi suất để giữ dòng tiền tiết kiệm ở lại ngân hàng giữa biến động phức tạp của vàng và USD. (Yên Lam)
- Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: "Tín dụng trắng" đẩy lùi "tín dụng đen": Với mục tiêu “không bỏ ai lại phía sau”, chúng ta cần tạo mọi điều kiện giúp các đối tượng yếu thế được tiếp cận với “tín dụng trắng”. Đó là các kênh cung ứng dịch vụ tài chính chính thức, bền vững, hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp và dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Để thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, đưa dịch vụ tài chính ổn định, bền vững, chi phí hợp lý tới những phân khúc khách hàng không đủ điều kiện, hoặc không có khả năng tiếp cận được các TCTD truyền thống, thì tổ chức tài chính vi mô và các công ty fintech chính là giải pháp tốt. (TS. Nguyễn Đức Kiên, Nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng khoa học IDS)
- Thúc đẩy tài chính toàn diện bằng công nghệ: Sự phát triển của công nghệ tài chính trong những năm gần đây, đã tạo ra nhiều kênh cung cấp dịch vụ tài chính mới phá vỡ các mô hình tài chính truyền thống, bằng cách làm cho các giao dịch tài chính trở nên an toàn hơn và giảm bớt các hạn chế về không gian và thời gian. Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ bao trùm tài chính thấp nhất, chỉ 31% người trưởng thành có tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức. Nhưng Việt Nam lại nằm trong số các thị trường fintech mới nổi trong khu vực, với tốc độ thâm nhập kỹ thuật số ngày càng tăng. Do vậy vấn đề khung pháp lý rất cần thiết. (Lê Trung Việt)
- Tiểu thương khó tiếp cận "vốn sạch": Hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể phân bố chủ yếu tại các khu vực đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng, tạo việc làm cho gần 8,5 triệu lao động và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Sự hiện diện rộng khắp này cho thấy tầm quan trọng của các tiểu thương trong việc thúc đẩy kinh tế địa phương cũng như quốc gia. (TS. Hoàng Văn Ninh, Phó Viện trưởng IDS)
- Cơ hội hình thành vốn cho doanh nghiệp nhỏ: Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, cho thấy tầm quan trọng của việc đưa dịch vụ tài chính đến mọi “ngõ ngách”, hay nói đúng hơn là cơ hội để hình thành thị trường vốn quy mô nhỏ của nền kinh tế, nhất là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và hộ kinh doanh cá thể. (Nguyễn Thanh Hiển, Tổng giám đốc Finviet)
- “Đại dương” mới cho dịch vụ tài chính: Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia là chủ trương lớn, mở rộng đường cho các doanh nghiệp (DN) fintech phát triển. Nếu như trước đây có những ý kiến lo ngại sự bứt tốc của công nghệ sẽ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, thì diễn biến thực tế trên thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đã cho thấy điều ngược lại. (Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập MoMo)
- Hút vốn FDI chất lượng bằng khu công nghiệp sinh thái: Nếu không có đủ số lượng khu công nghiệp (KCN) sinh thái, Việt Nam sẽ mất đi cơ hội thu hút được các nhà đầu tư (NĐT) tiềm năng cùng với các dự án quy mô lớn, công nghệ cao mà chúng ta đang mong đợi. Trong cuộc cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu hiện nay, các NĐT đến từ các nước phát triển (châu Âu, Bắc Mỹ) với các dự án quy mô lớn, công nghệ cao là điều Việt Nam đang rất cần để thực hiện cam kết giảm khí thải vào năm 2030. (TS. Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Liên chi hội Tài chính KCN Việt Nam - VIPFA)
- Muốn xanh hóa, cần lực đẩy từ nhà nước: Tại Hội thảo “Giải pháp phát triển nội lực mềm cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam trong bối cảnh thương mại xanh”, do báo SGGP tổ chức cuối tuần qua, các đại biểu đều đồng tình về tính cấp thiết phải chuyển đổi xanh trong các DN. (Thanh Dung)
- Đổi mới sáng tạo để đa dạng hóa chuỗi cung ứng: Trong xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến sản xuất của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Chính vì vậy, việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất là hết sức cấp bách với doanh nghiệp (DN). (TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - VEPR)
- “Xanh hóa”: chìa khóa tham gia sâu vào chuỗi cung ứng: “Xanh hóa” vừa là xu thế, vừa là chìa khóa để các doanh nghiệp (DN) nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Một nghiên cứu gần đây của Đại học RMIT với 437 nhà sản xuất toàn cầu chỉ ra rằng, DN có thể cải thiện thị phần và doanh thu, từ đó nâng cao vị thế tài chính, nếu họ nêu bật cho các bên liên quan hiểu được các mục tiêu môi trường của DN, cũng như các phương pháp đạt được những mục tiêu đó. Từ đó các DN lớn sẽ sẵn sàng đầu tư. (TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ nhiệm cấp cao Bộ môn Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Trường Đại học RMIT)
- Tín dụng yếu, nhà băng vẫn hút tiền nhàn rỗi: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế. Song tín dụng nửa đầu năm 2024 vẫn chưa khởi sắc như mong đợi, và đang có sự phân hóa giữa các NH. Vậy nhưng, các nhà băng cũng đang miệt mài tìm cách huy động tiền nhàn rỗi từ thị trường. (Cát Tường)
- Genco3 “nếm trái đắng” tỷ giá: Tổng công ty Phát điện 3 (Genco3, mã chứng khoán PGV) là doanh nghiệp (DN) có quy mô công suất phát điện lớn nhất hiện đang niêm yết trên HOSE. Tuy nhiên, với đặc thù sử dụng vốn vay ngoại tệ lớn, Genco3 liên tục “nếm trái đắng” vì lỗ tỷ giá. (Kim Giang)
- Xuất khẩu đã vơi nỗi lo đơn hàng: Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp (DN), đơn hàng xuất khẩu hiện đang rất dồi dào, DN đang chạy hết công suất mà cũng không kịp, thậm chí phải từ chối nhiều đơn hàng. (Thanh Lâm)
- Kiệt tác của tốc độ (Nhã Trúc)
- Ơn nghĩa phu thê trong “Hoa ngũ sắc” (Tuy Hòa)
- Lisbon - trái tim sôi động của Bồ Đào Nha: Lisbon là thành phố lớn nhất và cũng là thủ đô của Bồ Đào Nha, là trung tâm hành chính lớn nhất, được công nhận là thành phố toàn cầu vì có tầm quan trọng đối với tài chính, thương mại quốc tế, phương tiện truyền thông, giải trí, nghệ thuật, giáo dục và du lịch. Thành phố được xây dựng trên 7 ngọn đồi với nét đặc trưng trải khắp thành phố là những con đường lát đá cuội và những khu dân cư đồi núi có mạng lưới xe điện hoạt động từ đầu thế kỷ 20 chạy qua. Đây được coi là một trong những thành phố sôi động và lôi cuốn nhất châu Âu. (Ngọc Quyên)
- “Vua rác” Việt có khuynh đảo chính trường Mỹ?: Ngày 20-6, cùng với việc khám xét nhà Thị trưởng Oakland Sheng Thao, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bất ngờ khám xét nhà ở của “vua rác” David Dương và con trai Andy Dương. David Dương là ai, vì sao FBI lại khám xét nhà của cha con ông Dương? (Ánh Vân-Đức Mạnh)
- Lào đối mặt lạm phát cao: Tính đến cuối năm 2023, lạm phát tại Lào đã lên tới mức kỷ lục 40%. Đến tháng 5 vừa qua, tiếp tục duy trì ở mức cao khoảng 25,8%. Đáng chú ý, kể từ năm 2021 đến nay, đồng kíp của Lào đã bị mất giá khoảng 60% giá trị so với USD. Vì sao như vậy? (Ngọc Trân)
- Israel - Hezbollah: Khó tránh cuộc chiến tổng lực: Kể từ khi xung đột Gaza bùng phát vào tháng 10 năm ngoái, quân đội Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon đã nhiều lần nã pháo qua lại. Đặc biệt, trong những tuần gần đây, cường độ đã gia tăng đáng kể và 2 bên đã có những bình luận tưởng chừng như chiến tranh có thể bộc phát bất cứ lúc nào. (Vĩnh Cẩm)
Và nhiều chuyên mục khác…
MỜI BẠN ĐỌC ĐÓN XEM