Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), hiện cơ giới hóa canh tác lúa tại ĐBSCL ở khâu làm đất cơ bản đạt 100%, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đạt trên 82% và gần 80% khối lượng lúa sấy, từ đó đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm và giảm thất thoát sau thu hoạch.
Tuy nhiên, khâu gieo cấy lúa bằng cơ giới hóa đạt tỷ lệ rất thấp, nhất là việc sử dụng máy cấy. Toàn vùng chỉ có khoảng 400 máy cấy, chiếm gần 2% cả nước. Cơ giới hóa sản xuất góp phần giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng hạt lúa thương phẩm. Tuy nhiên, do sản xuất còn manh mún nên khó đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa một cách đồng bộ.
Mục tiêu quan trọng mà ngành sản xuất nông nghiệp hướng đến là áp dụng công nghệ cao. Tuy nhiên, quá trình này mới chỉ dừng lại ở một vài mô hình, HTX. Tại Đồng Tháp, thời gian quan, tỉnh đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại và đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tiên phong ứng dụng công nghệ.
Tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 (xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười), để từng bước tiếp cận công nghệ, HTX đã có một cách làm khá mới, đó là xây dựng cánh đồng canh tác lúa lý tưởng, áp dụng các giải pháp công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Vụ đông xuân vừa qua, HTX Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 phối hợp Công ty Rynan Smart Fetilizers, Trà Vinh thực hiện thí điểm mô hình trồng lúa thông minh (7,6ha).
Trong mô hình “Cánh đồng lúa lý tưởng”, nông dân sử dụng phân bón thông minh và sử dụng loại máy cấy hiện đại có chức năng cùng lúc thực hiện 3 công đoạn: cấy lúa, bón phân và phun thuốc diệt cỏ, diệt ốc nên tiết kiệm được nhiều khoản chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhân công.
Cùng với đó là trang bị hệ thống cảm ứng mực nước thông minh để giúp nông dân theo dõi mực nước cần sử dụng cho lúa. Nông dân bơm nước vào hay rút nước ra sẽ thao tác bằng cách điều khiển qua điện thoại thông minh. Trên cánh đồng này, nông dân nuôi vịt để tăng thêm lợi nhuận cũng như tiêu diệt các loài sinh vật gây hại cho lúa.
Qua thực hiện mô hình đã giúp nông dân nắm bắt được tiến bộ kỹ thuật, giảm chi phí vật tư đầu vào, giảm chi phí nhân công lao động 2 - 3 lần, từ đó lợi nhuận được nâng lên đáng kể.
Theo các chuyên gia, việc thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn do các chuỗi giá trị nông sản chưa hình thành, chuỗi liên kết còn chưa chặt chẽ với các nhà phân phối, thị trường tiêu thụ quốc tế; đất sản xuất còn phân bổ manh mún. Trong khi đó quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra chậm, chưa đồng bộ về thủ tục pháp lý.
Cũng như vậy, với sản xuất trái cây, công nghệ chế biến lạc hậu cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng. Các dây chuyền chế biến hoạt động chưa đồng bộ, có khâu được tự động hóa song vẫn tồn tại nhiều khâu thao tác thủ công như ngâm rửa, gọt vỏ, phân loại và đóng bao bì; khả năng truy xuất nguồn gốc thấp.
Cùng với đó, lao động thủ công cũng khiến tiềm ẩn nhiều nguy cơ về môi trường và sức khỏe người nông dân. Việc bón phân thủ công quá mức, thiếu kiểm soát đã tạo ra dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép.
Nhanh chóng xây dựng trung tâm triển lãm quy mô quốc tế
Thách thức thứ hai là nguồn nhân lực. Nhu cầu nhân lực không chỉ là lao động phổ thông mà cần ở tất cả các ngành, từ thiết kế - sáng tạo đến kinh doanh, marketing, tài chính, công nghệ... Giáo trình đào tạo chuyên ngành cần được cập nhật mới, gắn với nhu cầu doanh nghiệp (DN) và quy hoạch phát triển của ngành.
Ngành công nghiệp nội ngoại thất toàn cầu có giá trị hàng hóa lên đến 450 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều lần so với giá trị sản xuất gia công, chỉ 140 tỷ USD. Để khai thác giá trị gia tăng cao hơn, DN phải hội tụ được các yếu tố, đó là thiết kế, thương hiệu, phân phối thương mại. Nhưng trên hết là việc thay đổi tầm nhìn, định hướng dài hạn.
Từ thực tế trên, HAWA đề xuất Nhà nước nhanh chóng xây dựng trung tâm triển lãm quy mô quốc tế xứng tầm khi Việt Nam trở thành nước chế biến và xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất khu vực.
________