Dow Jones giảm phiên thứ 2 liên tiếp; Dầu giảm 4 phiên liền

(ĐTTCO) – Chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều bốc hơi vào thứ Ba (05/12) khi đợt phục hồi gần đây trên Phố Wall mất đà. Giá dầu rớt xuống mức thấp nhất gần 5 tháng.

Dow Jones giảm phiên thứ 2 liên tiếp; Dầu giảm 4 phiên liền

Nasdaq tiếp tục tăng điểm

Kết thúc phiên giao dịch, Dow Jones mất 79.88 điểm, tương đương 0.22%, xuống 36,124.56 điểm. S&P 500 hạ 0.06% còn 4,567.18 điểm. Tuy nhiên, Nasdaq Composite tăng 0.31% lên 14,229.91 điểm nhờ đà bứt phá của nhóm cổ phiếu công nghệ.

GitLab tiến 11,5% sau khi nền tảng phát triển phần mềm vượt qua kỳ vọng tài chính hàng quý và đưa ra triển vọng mạnh mẽ cho quý hiện tại. Nio cũng cộng 1,5% sau khi nhà sản xuất xe điện Trung Quốc báo cáo mức lỗ được thu hẹp trong quý 3.

Động thái hôm thứ Ba diễn ra sau phiên giảm điểm hôm thứ Hai đối với cả ba chỉ số, điều này đặt ra câu hỏi liệu thị trường có tăng quá mạnh và quá nhanh hay không. Sự thoái lui hôm thứ Hai diễn ra sau 5 tuần tích cực liên tiếp đối với 3 chỉ số chính.

Bất chấp những diễn biến gần đây, hiện cả 3 chỉ số chính đều ghi nhận đà tăng điểm trong quý 4 và trong năm nay. Điều đó minh chứng cho sức mạnh của đà phục hồi trước tuần giao dịch hiện tại.

Thị trường đã rút khỏi các mức thấp nhất trong ngày thứ Ba khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm rớt xuống dưới ngưỡng quan trọng 4.2% do số liệu báo hiệu đà hạ nhiệt trên thị trường lao động.

Nhóm cổ phiếu công nghệ đặc biệt được thúc đẩy sau dữ liệu này, giúp Nasdaq tăng điểm. Đáng chú ý, cổ phiếu của các công ty công nghệ có vốn hóa lớn nhưng Apple và Nvidia đều tăng hơn 2%.

Trong khi đó, chỉ số Russell 2000 lại giảm hơn 1% trong phiên giao dịch cùng ngày. Dù vậy, hiện tại chỉ số này vẫn còn tăng hơn 5% trong tháng qua, gia tăng kỳ vọng về đà phục hồi rộng khắp trên thị trường và việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Dầu giảm do nghi ngờ cắt giảm OPEC+ nguồn cung

Khép phiên, hợp đồng dầu thô tương lai WTI của Hoa Kỳ giao tháng 1 giảm 72 xu, tương đương 0.99% xuống 72.32 USD/thùng. Hợp đồng dầu thô tương lai Brent giao tháng 2 rớt 83 xu, tương đương 1.06%, xuống 77.20 USD/thùng.

Phó Thủ tướng Nga, Alexander Novak, được cho là đã nói rằng OPEC+ sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu sâu hơn trong quý đầu tiên của năm 2024 để loại bỏ “đầu cơ và biến động” nếu các biện pháp cắt giảm sản lượng hiện tại không đủ.

Hôm 30/11, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh như Nga, gọi tắt là OPEC+, đã đồng ý cắt giảm sản lượng khoảng 2.2 triệu thùng mỗi ngày trong quý đầu tiên của năm 2024. Nhưng ít nhất 1.3 triệu thùng/ngày trong tổng sản lượng cắt giảm lại đến từ việc gia hạn các biện pháp hạn chế tự nguyện mà Saudi Arabia và Nga đã áp dụng.

Các nhà phân tích tại FGE, một công ty tư vấn năng lượng, cho biết mức cắt giảm bổ sung của OPEC+ thấp hơn mức giảm 1 triệu thùng/ngày mà thị trường dự kiến, lưu ý rằng nhóm này chỉ có khả năng thực hiện mức cắt giảm gần 500.000 thùng/ngày so với quý 4.

Điện Kremlin cho biết việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ sẽ cần thời gian để có hiệu lực. Tổng thống Vladimir Putin sẽ thăm các thành viên OPEC là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Saudi vào thứ Tư và tiếp đón Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tại Moscow vào thứ Năm.

Doanh thu từ dầu khí của Nga trong tháng 11 giảm xuống 961,7 tỷ rúp (10,53 tỷ USD) từ 1,635 nghìn tỷ rúp trong tháng trước do tính chất chu kỳ của việc nộp thuế dựa trên lợi nhuận.

Nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Ả Rập Saudi đã hạ giá dầu thô Arab Light hàng đầu của mình cho khách hàng châu Á vào tháng 1 lần đầu tiên sau 7 tháng, phản ứng với việc chênh lệch giá trên thị trường vật chất suy yếu trong bối cảnh lo ngại nguồn cung dư thừa.

Hôm thứ Ba, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya cho biết họ đang trên đà đạt sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày trong vòng 3 đến 5 năm tới và đang lên kế hoạch cho các vòng đấu thầu các lô thăm dò vào cuối năm 2024.

Trong một diễn biến khác, các quốc gia tại hội nghị khí hậu COP28 đang xem xét việc kêu gọi chính thức loại bỏ nhiên liệu hóa thạch như một phần trong thỏa thuận cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc nhằm giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.

Tại Hoa Kỳ, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần so với giỏ tiền tệ sau khi số liệu mới nhất của Mỹ cho thấy cơ hội việc làm tháng 10 giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.

Thị trường lao động chậm lại và lạm phát giảm đã gia tăng niềm lạc quan rằng Fed có thể đã hoàn tất việc nâng lãi suất trong chu kỳ này, và các thị trường tài chính dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra vào giữa năm 2024.

Đồng bạc xanh mạnh hơn có thể làm giảm nhu cầu dầu bằng cách làm cho nhiên liệu này trở nên đắt hơn với những người mua sử dụng các loại tiền tệ khác.

Trong khi đó, lãi suất thấp hơn có thể làm tăng nhu cầu dầu bằng cách khiến người tiêu dùng vay tiền để mua nhiều hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn.

Tại châu Âu, thành viên hội đồng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Isabel Schnabel nói với Reuters rằng ECB có thể loại bỏ khả năng tăng lãi suất thêm do lạm phát giảm “đáng kể”.

Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc đang bận rộn mua đồng nhân dân tệ để ngăn nó suy yếu quá nhiều sau khi cơ quan xếp hạng Moody’s hạ triển vọng của Trung Quốc xuống mức tiêu cực.

Các tin khác