Du lịch cuối năm: Tour nhiều, giá cao

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 là giai đoạn khó khăn cho ngành du lịch, rất cần những giải pháp tích cực để thu hút du khách ngay từ thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, các tour du lịch cuối năm nay vẫn chưa thể hiện tính kích cầu do mức giá tăng cao.

Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012 là giai đoạn khó khăn cho ngành du lịch, rất cần những giải pháp tích cực để thu hút du khách ngay từ thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, các tour du lịch cuối năm nay vẫn chưa thể hiện tính kích cầu do mức giá tăng cao.

Nhộn nhịp tour cuối năm

Khoảng tháng 11 hàng năm, các hãng du lịch lần lượt giới thiệu hàng loạt tour du lịch để đón du khách vào dịp lễ Giáng sinh, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán. Đây được xem là giai đoạn cao điểm nhất của ngành du lịch.

Năm nay, đón đầu mùa du lịch này, Saigontourist giới thiệu hơn 300 tour đón Giáng sinh, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán cả trong và ngoài nước, tập trung khai thác thế mạnh của các địa điểm du lịch và xu hướng du lịch nghỉ dưỡng, về nguồn như chùm tour nghỉ Tết tại thiên đường biển đảo, Du xuân mọi miền, phục vụ kiều bào về quê đón Tết, tour trăng mật…

Các tour mạo hiểm đang được nhiều đơn vị du lịch khai thác.
Các tour mạo hiểm đang được nhiều đơn vị du lịch khai thác.

Bên cạnh đó là các tour đi nước ngoài như du ngoạn ngắm pháo hoa ở Paris (Pháp), Rome (Italia), Zurich (Thụy Sĩ)... Saigontourist đã xây dựng chương trình khuyến mại "Du lịch Tết cùng Saigontourist, cả nhà nô nức - thỏa sức ngao du" với giải đặc biệt 200 triệu đồng dành cho khách hàng trong thời gian này.

Công ty Dã ngoại Lửa Việt cũng tung ra nhiều tour mới bao gồm những chuyến đi khá “độc” như chùm tour “Đánh thức sức mạnh”, bao gồm các chương trình đón Giáng sinh trên đỉnh Langbiang - khám phá đảo hoang - chinh phục đỉnh Fanxipang. Các tour này đặc biệt hấp dẫn với những hoạt động như chinh phục đỉnh Ông ở độ cao 2.169m, đỉnh Fanxipang ở độ cao 3.143m, đu người xuống vách núi 30m, thử làm Robinson trên đảo Sơn Tế.

Đây là một đảo hoang, du khách sẽ tự kiếm củi, nhóm lửa, tự nướng và thưởng thức hải sản, đặc biệt là các món chế biến từ nhum (cầu gai). Ngoài ra, Lửa Việt còn có chùm tour về nguồn mang tên “Hành trình lịch sử” như: về quê xưa - đại ngàn đá Hà Giang, tour khám phá những vùng đất quen mà lạ Preah Vihear - Ngôi đền không ngủ yên.

Công ty Du lịch Thế hệ trẻ cũng xây dựng 18 tour trong nước (gồm 12 tour đường bộ và 6 tour máy bay) và 6 tour nước ngoài. Trong số đó có 2 tour mới được tung ra lần đầu là Đông Bắc - Hà Giang và Đồng Văn - hồ Ba Bể.

Giá tăng 20%

10 tháng năm 2011, ngành du lịch đã thu hút được khoảng 4,8 triệu lượt khách quốc tế, sắp đạt mục tiêu 5,5 triệu lượt khách quốc tế của năm 201. Tuy nhiên tình hình kinh tế đang có nhiều khó khăn nên người dân cắt giảm chi tiêu, hạn chế đi du lịch.

Vì thế ngành du lịch rất cần những chương trình có sức hút mạnh đối với du khách. Theo nhận định của các công ty du lịch, để kích cầu du lịch, năm nay các hãng lữ hành đã chuẩn bị từ rất sớm và đã xây dựng nhiều chương trình tour mới để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Nhưng vướng mắc lớn và khó tháo gỡ hiện nay là vấn đề giá cả. Dù không muốn nhưng hầu hết đơn vị du lịch cũng phải nâng giá tour 15-20% so với năm ngoái. Cụ thể, giá tour đi Đà Nẵng tăng từ mức 2.690.000 đồng lên 3.350.000 đồng; tour đi Phú Quốc tăng từ 1.980.000 đồng lên 2.500.000 đồng.

Giá tour tăng cao nằm ngoài tầm kiểm soát của các công ty du lịch do các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi đều tăng giá như khách sạn tăng 30%, ăn uống tăng 20%. Nhiều khách sạn tại các địa điểm nổi tiếng như Đà Lạt, giá phòng trung bình vào dịp thấp điểm khoảng 160.000 đồng/phòng nhưng dịp lễ, Tết lên đến 400.000 đồng/phòng. Chưa kể đến tình trạng đầu nậu đang thâu tóm các phòng khách sạn, vé máy bay đẩy giá lên mức rất cao so với thực tế.

PHẠM LÊ THẢO,
Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Tổng giám đốc Công ty Dã ngoại Lửa Việt, cho biết khi các dịch vụ tăng giá, các hãng lữ hàng có quyền cho tăng giá tour theo ý của mình, nhưng nếu làm như vậy sẽ tác động xấu đến ngành du lịch Việt Nam nên việc tăng giá cũng chỉ ở mức vừa phải.

Tuy nhiên, hiện nay, muốn mua vé may bay, vé tàu lửa hay phòng khách sạn rất khó. Các hãng hàng không cũng không dành sự ưu đãi nào cho ngành du lịch, bởi các đầu nậu sẵn sàng mua trước với giá cao hơn giá thực tế.

Thí dụ vé máy bay 5 triệu đồng, họ mua 5,5 triệu đồng. Khi đến đợt cao điểm, các đầu nậu tiếp tục nâng giá. Cái khó của công ty du lịch là không thể mạo hiểm bỏ tiền mua vé trước vì không đoán trước được lượng khách hoặc khi mua vé với giá quá cao, tăng giá tour sẽ dễ mất khách, còn không tăng giá sẽ tự chịu lỗ.

Nhiều công ty du lịch cũng than thở hiện tượng làm giá, gây bát nháo trong ngành du lịch đang làm giảm lượng khách đáng kể. Các đơn vị tổ chức tour chỉ có thể kiểm soát để đảm bảo thực hiện tốt nhất các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, vận chuyển, còn tình trạng mua sắm ở các điểm du lịch đành chịu thua.

Vấn nạn này đã nhiều lần được kiến nghị nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa có những hành động tích cực để dẹp bỏ. Vì thế, năm nay, thay vì du lịch trong nước để thưởng thức nét đẹp quê hương trong những ngày Tết, nhiều người đang có xu hướng chuyển sang các tour quốc tế giá rẻ để vui xuân ở nước ngoài.

Điều này sẽ gây ra nhiều thất thoát không đáng có đối với ngành du lịch trong nước.Các tour mạo hiểm đang được nhiều đơn vị du lịch khai thác.

Các tin khác