Dịch vụ BĐS và doanh thu bán căn hộ "thắng" lớn
CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã CK: DXG) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tốt so với cùng kỳ. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm của DXG tăng từ 4.645 tỷ đồng năm 2018 lên 5.815 tỷ đồng năm 2019.
Hiện tại, Tập đoàn Đất Xanh đang hoạt động ở 2 lĩnh vực chính trong ngành BĐS là dịch vụ BĐS và đầu tư BĐS.
Theo báo cáo, năm 2019 dịch vụ bất động sản là mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu đã tăng từ 2.336 tỷ đồng lên 2.840 tỷ đồng. Doanh thu từ bán căn hộ, nhà phố và đất nền tăng 376 tỷ đồng, tương đương 22,6% lên 2.042 tỷ đồng.
Cơ cấu doanh thu của DXG
Hiện mảng dịch vụ BĐS của DXG đem về khoảng 800-1.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chia về cho Tập đoàn mỗi năm. Riêng lĩnh vực môi giới BĐS, DXG có mạng lưới phân phối phủ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước và chiếm hơn 30% thị phần môi giới bán mới trên cả nước.
Tăng trưởng doanh thu góp phần khiến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 469 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với năm 2018. Trong năm, do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng từ 382 tỷ đồng lên 506 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ từ 1.178 tỷ đồng lên 1.217 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong năm 2019, Đất Xanh đã lập kỷ lục về lợi nhuận. Tập đoàn đã có mức lợi nhuận sau thuế cao nhất suốt lịch sử hoạt động của mình. Chỉ tiêu này tăng vọt trong 5 năm qua, tăng 880 tỷ đồng, tương đương 261% so với năm 2015.
Lợi nhuận của DXG trong 5 năm gần đây
Do lợi nhuận tăng trưởng đáng kể nên vốn chủ sở hữu của Đất Xanh đạt 9.228 tỷ đồng dù vốn góp cổ phần chỉ là 5.200 tỷ đồng. Nhờ đó, tại thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản Tập đoàn tăng từ 13.729 tỷ đồng lên 19.881 tỷ đồng.
Quỹ đất tiềm năng đã đạt trên 3.000 ha - Một trong những động lực tăng trưởng chính của DXG trong thời gian tới
Cũng theo báo cáo, hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng mạnh, DXG lý giải như sau: Năm 2019, nhìn nhận tiềm năng và cơ hội thị trường, DXG đã tập trung nguồn lực cho chiến lược thâu tóm và phát triển quỹ đất tại một loạt các địa phương ngoài TPHCM như: 92,2 ha Long Thành, Opal Boulevard… Các dự án này đã và đang được triển khai từ 2019 đến nay và sẽ mang lại dòng tiền lớn cho tập đoàn trong thời gian ngắn.
Với chiến lược phát triển bền vững và dài hạn, hiện nay quỹ đất tiềm năng của DXG đã đạt trên 3.000 ha và về ngắn hạn sẽ đủ cho các dự án của DXG trong 3 – 5 năm tới.
Trong thời gian tới, Đất Xanh sẽ tập trung cho chiến lược dài hạn hơn, phát triển các quỹ đất có quy mô từ 100 – 200ha cho các dự án khu đô thị; đồng thời, xin chủ trương đầu tư tại các địa phương để phát triển các dự án với quỹ đất mục tiêu 2020 khoảng 4.000 ha.
Trong thời gian tới, Đất Xanh sẽ tập trung cho chiến lược dài hạn hơn, phát triển các quỹ đất có quy mô từ 100 – 200ha cho các dự án khu đô thị; đồng thời, xin chủ trương đầu tư tại các địa phương để phát triển các dự án với quỹ đất mục tiêu 2020 khoảng 4.000 ha.
Suốt 5 năm vừa qua, DXG đang sử dụng doanh thu từ hoạt động kinh doanh để đẩy mạnh đầu tư, gia tăng quỹ đất tại các khu vực kinh tế trọng điểm nhằm đảm bảo doanh thu ổn định trong tương lai.
Ngoài ra, để phục vụ cho mục tiêu trung và dài hạn của tập đoàn, DXG đã triển khai một phần nguồn lực đi đấu giá và xin chủ trương đầu tư cho một số khu đô thị tại các tỉnh khác trên cả nước.
Ngoài việc phát triển quỹ đất, DXG chú trọng việc kiểm soát sức khỏe tài chính của Tập đoàn. Do vậy, việc phát triển kinh doanh cũng đi kèm với chiến lược cấu trúc tài chính an toàn. Cụ thể, tỷ lệ đòn bẩy tài chính (nợ vay trên vốn chủ sở hữu) luôn ở ngưỡng thấp hơn so với trung bình ngành (48% DXG so với báo cáo BSC trung bình khoảng 57% năm 2019).