EUR - 10 năm thăng trầm

Ngày 1-1-1999, EUR trở thành tiền tệ chính thức của Liên minh châu Âu (EU). Ngày 1-1-2002, EUR bắt đầu lưu hành đến tay người tiêu dùng, tới nay vừa tròn 10 năm. Nhân dịp này, ĐTTC điểm lại một số cột mốc quan trọng trong sự hình thành và thăng trầm của EUR.

Ngày 1-1-1999, EUR trở thành tiền tệ chính thức của Liên minh châu Âu (EU). Ngày 1-1-2002, EUR bắt đầu lưu hành đến tay người tiêu dùng, tới nay vừa tròn 10 năm. Nhân dịp này, ĐTTC điểm lại một số cột mốc quan trọng trong sự hình thành và thăng trầm của EUR.

- 1990: Ngày 19-6, Pháp, Đức và các nước Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg) ký Hiệp ước Schengen cho phép tự do đi lại giữa các nước thành viên. Đến năm 1992, có thêm Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp tham gia Hiệp ước Schengen.

1992: 12 quốc gia châu Âu ký Hiệp ước Maastricht hình thành Liên minh châu Âu (EU) thay thế cho Cộng đồng chung châu Âu (EC). EU là liên minh mạnh hơn về chính trị và kinh tế, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1-11-1993.

1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển gia nhập EU, nâng tổng số thành viên lên 15 nước. Hiệp ước Shengen bắt đầu có hiệu lực vào ngày 26-3, loại bỏ kiểm soát biên giới giữa hầu hết các nước EU và tạo ra một thị trường mở mới trong EU. Tháng 12, đồng ECU (viết tắt của đơn vị tiền tệ châu Âu, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1979) đổi tên thành EUR tại cuộc họp thượng đỉnh EU ở Madrid (Tây Ban Nha).

1998: Tháng 4, việc kiểm soát biên giới giữa Áo, Đức, Italia được bãi bỏ. Ngày 3-5, 11 nước EU đồng ý sẽ ra mắt Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) và EUR vào đầu năm 1999. Ngày 2-6, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khai trương tại Frankfurt am Main (Đức).

1999: Ngày 1-1, EMU và EUR ra đời, trở thành đồng tiền chung của 11 nước EU (song song với đồng tiền riêng mỗi nước). Ngày 3-12, 1EUR = 1,0015USD.

2000: EUR kỷ niệm “thôi nôi”, vẫn là phi tiền mặt, chỉ dùng trong các giao dịch thị trường chứng khoán và các tài khoản ngân hàng khu vực đồng euro (Eurozone). Ngày 3-5, Ủy ban Liên minh châu Âu đề xuất kết nạp Hy Lạp làm thành viên thứ 12 của EMU. Ngày 26-10, tỷ giá EUR xuống cực thấp 1EUR = 0,8252USD.

2001: Ngày 1-9, mở rộng phân phối tiền giấy và tiền xu EUR cho các ngân hàng và doanh nghiệp. Từ ngày 1-10 giá cả hàng hóa phải ghi cả 2 loại tiền quốc gia và EUR. Ngày 15-12 bắt đầu phân phối tiền EUR tới người tiêu dùng.

2002: Ngày 1-1, tiền giấy và tiền xu EUR bắt đầu lưu hành tại 12 nước Eurozone. Đồng tiền quốc gia được lưu hành song song với EUR cho đến hết tháng 2. EUR trở thành tiền tệ hợp pháp duy nhất dùng chung cho Eurozone.

2003: Cuộc trưng cầu dân ý Thụy Điển đã nói “không” với EUR. Đây là thất bại cay đắng trong nỗ lực kết nạp thêm các quốc gia vào Eurozone, đặc biệt là Anh.

2007: Sinh nhật lần thứ 5 của EUR được đánh dấu bằng việc Slovenia trở thành thành viên thứ 13 của Eurozone. Lúc này tỷ giá EUR khoảng 1,3USD. Dù EUR trở thành đối thủ mạnh của USD nhưng nhiều người dân châu Âu vẫn ác cảm với đồng tiền mới khi cho rằng EUR là thủ phạm khiến giá cả hàng hóa tăng.

2008: Ngày 15-7, tỷ giá EUR cao kỷ lục 1,599USD. Cũng năm này, Cyprus và Malta gia nhập Eurozone.

2009: Slovakia từ bỏ Koruna để trở thành thành viên thứ 16 sử dụng EUR làm đồng tiền chính thức của quốc gia.

2010: Khủng hoảng nợ công châu Âu nổ ra. Đầu tiên là Hy Lạp, rồi đến Ireland phải xin các gói cứu trợ tài chính từ các quốc gia Eurozone. EUR để lộ nhược điểm chí tử: không có cơ chế hữu hiệu gắn kết các nền kinh tế thành viên và xử lý các nước “vô kỷ luật” gây nợ công quá nặng nề.

Kế đó, Bỉ, Italia, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha cũng chao đảo. Tháng 5-2010, các nước Eurozone và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đồng ý khoản cho vay 110 tỷ EUR cho Hy Lạp, cùng với 440 tỷ EUR bảo đảm cho vay để thành lập Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu (EFSF).

Kết hợp với các nguồn khác, EFSF có thể cung cấp 750 tỷ EUR cho các gói giải cứu. Tháng 11-2010, đến lượt Ireland cần cứu trợ khẩn cấp, thổi bùng những mối lo ngại về tương lai EUR.

2011: Eurozone kết nạp thành viên thứ 17 là Estonia. EUR trải qua 1 năm khó khăn nhất kể từ khi ra đời. Lúc này, gánh nặng đè lên Đức - nền kinh tế vững mạnh nhất Eurozone.

Mặc dù chẳng mấy vui vẻ khi phải giúp đỡ những láng giềng hoang phí nhưng Đức vẫn liên tục bày tỏ sự hậu thuẫn cho đồng tiền chung. Các cuộc họp thượng đỉnh liên tiếp được tổ chức nhằm tìm giải pháp đối phó cuộc khủng hoảng nợ công.

Đến cuối năm 2011, các nước Eurozone đạt bước tiến quan trọng với “Công ước tài chính” tăng cường năng lực các quỹ cứu trợ tài chính đồng thời siết chặt giám sát kỷ luật các thành viên nhằm tránh khủng hoảng nợ công dẫn tới tan rã Eurozone.

Các tin khác