FATCA lợi bất cập hại

Tờ Economist (Anh) cho rằng chiến dịch quyết liệt chống gian lận thuế của Hoa Kỳ hiện đang lợi bất cập hại.

Tờ Economist (Anh) cho rằng chiến dịch quyết liệt chống gian lận thuế của Hoa Kỳ hiện đang lợi bất cập hại.

Từ năm 2010, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Thuế nước ngoài (FATCA) để ngăn chặn việc công dân và doanh nghiệp Hoa Kỳ dùng các ngân hàng ở nước ngoài, đặc biệt ở Zurich và Geneva, để che giấu tài sản chịu thuế.

Đạo luật (có hiệu lực một phần từ ngày 1-7) là phần quan trọng nhất nhưng cũng gây tranh cãi nhiều nhất hàng chục năm qua trong cuộc chiến chống trốn thuế toàn cầu. Nó là nỗi ám ảnh của các ngân hàng vì tính chất phức tạp, có độ phủ toàn cầu và chi phí tuân thủ cao.

Một nhân viên ngân hàng cao cấp tố cáo nó như là một "tuyệt chiêu xuyên biên giới". Trong khi đó, các nhà vận động minh bạch thích nó bởi vì nó đe dọa làm nổ tung cách thức cũ của việc trao đổi thông tin về thuế giữa các quốc gia theo yêu cầu, bị họ chỉ trích là khó áp dụng và còn “nhẹ tay” với hoạt động gian lận thuế. Họ hy vọng FATCA sẽ mở ra khả năng trao đổi dữ liệu tự động, khiến không còn chỗ để trốn thuế.

Về bản chất, FATCA đặt ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính khác vào vòng tay thực thi luật pháp của Cục Thuế Hoa Kỳ (IRS). Họ buộc phải chọn giữa việc chia sẻ thông tin khách hàng được gọi là “người Hoa Kỳ” với IRS, hoặc phải giao lại 30% tất cả các khoản chi trả nhận được từ Hoa Kỳ cho “chú Sam”. Đe dọa này có vẻ hiệu quả: Hơn 77.000 công ty tài chính đã đăng ký, 80 quốc gia đã ký thỏa thuận với Hoa Kỳ để cho phép các ngân hàng của họ bàn giao dữ liệu.

Ngành công nghiệp tài chính đang gặp khó khăn trong nỗ lực để các quỹ đầu tư, quỹ tín dụng và các tổ chức phi ngân hàng khác (gọi chung là tổ chức tài chính) vào guồng pháp luật. Cũng có sự mơ hồ về cách gọi “người Hoa Kỳ”.

Định nghĩa này rất rộng và không chỉ bao gồm các công dân, mà cả những người đã hoặc đang giữ thẻ màu xanh lá cây và những người phi Hoa Kỳ nhưng có nhiều mối quan hệ cá nhân và kinh tế Hoa Kỳ. Thậm chí, những công dân Canada thường đi du lịch đến Hoa Kỳ mỗi năm cũng có thể bị “sa lưới”. Vì vậy, việc thực thi đạo luật càng phức tạp hơn, nên các nhà chức trách Hoa Kỳ đã gia hạn thêm cho một số điều khoản. Thí dụ, các ngân hàng sẽ nhận được gia hạn thực thi 2 năm nếu cam kết thực hiện.

Biếm họa Hoa Kỳ dọa “bỏ bom FATCA” các định chế tài chính.

Biếm họa Hoa Kỳ dọa “bỏ bom FATCA” các định chế tài chính.

FATCA đã mang tới một sự ớn lạnh cho 7 triệu người Hoa Kỳ sống ở nước ngoài. Hàng ngàn người sẽ phải tiêu tốn hàng ngàn USD để kê khai thuế với IRS, cho dù đa số không nợ thuế. Một con số kỷ lục 2.999 người Hoa Kỳ ở nước ngoài đã từ bỏ quốc tịch hoặc thẻ xanh của họ vào năm ngoái và hơn 1.000 người nữa đã làm như vậy trong quý I-2014.

Trước khi có FATCA, con số này chỉ vài trăm mỗi năm. Trong khi đó, những người Hoa Kỳ lưu vong còn lại cố đấu tranh chống lại các ngân hàng không thân thiện. FATCA cũng thêm gánh nặng cho IRS khi buộc cơ quan này phải xử lý thêm một lượng lớn thông tin chỉ với chừng đó người, thậm chí ít hơn (do cắt giảm ngân sách), khiến IRS “trên bờ vực của sự sụp đổ” - theo một cựu quan chức cấp cao của cơ quan này.

Một vấn đề đặt ra là nguồn thu FATCA mang lại có thể tự nuôi được nó không? Nếu chỉ tính chi phí các công ty tài chính Hoa Kỳ, câu trả lời là có thể, nếu nó mang về ít nhất 800 triệu USD/năm như ước tính của Quốc hội. Tuy nhiên, tổng chi phí tuân thủ của các ngân hàng ngoài Hoa Kỳ có khả năng vượt xa tiền thuế thu thêm nhờ FATCA.

Các tin khác