GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%

(ĐTTCO) - Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II-2021 ước tăng 6,61% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020 nhưng thấp hơn tốc độ tăng 7,05% và 6,77% của cùng kỳ năm 2018 và 2019.
Dù ngành dịch vụ khó khăn, nhưng điểm sáng là bán buôn bán lẻ vẫn tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2021. Ảnh: H. Minh
Dù ngành dịch vụ khó khăn, nhưng điểm sáng là bán buôn bán lẻ vẫn tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2021. Ảnh: H. Minh
Theo Tổng Cục thống kê, đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo đó, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng và xuất khẩu tăng cao.
Cụ thể trong quý II, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng mạnh nhất với 10,28%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; dịch vụ tăng 4,3%...
Tính chung 6 tháng, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khá so với cùng kỳ năm trước, do năng suất lúa đông xuân tăng cao, ngành chăn nuôi và thủy sản phát triển ổn định với các sản phẩm chủ đạo đều tăng.
 Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 4,24% của 6 tháng đầu năm 2011 trong giai đoạn 2011-2021; ngành lâm nghiệp tăng 3,98%; thủy sản tăng 4,25%, cao hơn mức tăng 2,42% của 6 tháng đầu năm 2020.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp nửa đầu năm 2021 tăng 8,91% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này tuy thấp hơn tốc độ tăng 9,13% của 6 tháng đầu năm 2019, nhưng cao hơn tốc độ tăng 2,91% của 6 tháng đầu năm 2020, đóng góp 3,01 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.
Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 11,42%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,16%. Ngành xây dựng tăng 5,59%, cao hơn tốc độ tăng 4,54% của cùng kỳ năm 2020...
GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64% ảnh 1 GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%, là mức tăng khá so với các nước trong khu vực. Nguồn: TCTK

Với khu vực dịch vụ, hệ thống nhà hàng và cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ, vận tải hành khách gặp nhiều khó khăn, do giãn cách xã hội tại nhiều địa phương để phòng chống dịch Covid-19. Một loạt lĩnh vực giảm sâu là ngành vận tải, kho bãi giảm 0,39%, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm sâu đến 5,02%...

Đóng góp lớn nhất của nhóm này là bán buôn và bán lẻ, với mức tăng 5,63% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,27%.

Tổng cục Thống kê nhận định trụ đỡ của nền kinh tế 6 tháng qua vẫn là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng. Bên cạnh đó, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cải thiện rõ rệt. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt mức cao.

"Dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 4 với những diễn biến phức tạp, khó lường đã đặt ra nhiều thách thức, rủi ro trong việc thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế. Sang quý III, kinh tế – xã hội nước ta còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, khi nền kinh tế có độ mở lớn, chịu tác động đan xen nhiều mặt, bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng khó lường", Tổng cục Thống kê nhận định.

Do đó, trước mắt, cần kiểm soát tốt dịch Covid-19, đẩy nhanh tiêm vaccine phòng Covid-19, song song nghiên cứu để chủ động được nguồn vaccine trong dài hạn. Đồng thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả. 

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

Tín dụng tiếp sức cho tăng trưởng

(ĐTTCO) - Với 1,6 triệu tỷ đồng vốn được bơm thêm trong 6 tháng qua, ngành ngân hàng đang cho thấy vai trò là “dòng máu” chủ lực, hỗ trợ sản xuất - kinh doanh lan tỏa trên diện rộng.

Tam giác thể chế cho kinh tế số

Tam giác thể chế cho kinh tế số

(ĐTTCO) - Theo GS. TRẦN THỌ ĐẠT, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Đại học Kinh tế Quốc dân, Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Luật Dữ liệu là ba trụ cột thể chế cho chuyển đổi số. 

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

TPHCM đẩy mạnh hợp tác tài chính với Kazakhstan

(ĐTTCO) - Sự kiện là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ hữu nghị và hợp tác không ngừng được mở rộng giữa TPHCM với AIFC nói riêng và Kazakhstan nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính. 

Sân bay quốc tế Vân Đồn do nhà đầu tư tư nhân xây dựng tại tỉnh Quảng Ninh - Ảnh: Tuổi Trẻ

Kinh tế tư nhân, trọng trách quốc gia

(ĐTTCO) - Nếu đặt kinh tế tư nhân ở vai trò trung tâm, có không gian phát triển, lực lượng này sẽ tạo đột phá mạnh mẽ đưa Việt Nam phát triển thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

Sức mua yếu, ô tô tồn kho tăng mạnh

(ĐTTCO) - Nguồn cung ô tô trong nước dư thừa khi sản lượng xe lắp ráp và nhập khẩu tăng mạnh, nhưng sức mua lại sụt giảm mạnh, khiến lĩnh vực kinh doanh này hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

Vượt khó do chính mình tạo ra để vươn mình

(ĐTTCO) - Theo PGS.TS TRẦN ĐÌNH THIÊN, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, chúng ta đang trong bối cảnh lịch sử với những thách thức và vận hội đan xen, nhưng cũng có thể xem đây là thời điểm quan trọng cần phải vượt qua để “lột xác”.

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

Xóa bỏ cục bộ, kết nối lợi thế

(ĐTTCO) - Hợp nhất TPHCM với Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu thành không gian phát triển thống nhất, với quy hoạch, đầu tư và lợi ích được điều phối chung trên nền tảng pháp lý đủ mạnh để dẫn dắt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

Thuận sản xuất, kích tiêu dùng bằng chính sách thuế mới

(ĐTTCO) - Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, sàn thương mại điện tử kê khai, nộp thuế thay người bán, là những chính sách được kỳ vọng sẽ tạo những cú hích mạnh nhằm kích thích tiêu dùng, thuận sản xuất.