Giải mã bộ 3 TTF-KSB-DRH

(ĐTTCO) - Từ 2 mệnh đề để đi đến 1 kết luận là cách suy luận logic phổ biến với tên gọi “tam đoạn luận”. Và phiên chiều 19-7, khi bộ tam TTF-KSB-DRH đồng loạt bị bán tháo do những thông tin tiêu cực liên quan đến TTF, người ta cũng nghĩ đến chuyện tam đoạn luận trên TTCK.

(ĐTTCO) - Từ 2 mệnh đề để đi đến 1 kết luận là cách suy luận logic phổ biến với tên gọi “tam đoạn luận”. Và phiên chiều 19-7, khi bộ tam TTF-KSB-DRH đồng loạt bị bán tháo do những thông tin tiêu cực liên quan đến TTF, người ta cũng nghĩ đến chuyện tam đoạn luận trên TTCK.

Từ liên quan đến tương đồng

Khoảng gần 13 giờ 30 chiều ngày 19-7, thông tin về việc Công ty Tân Liên Phát tạm dừng chuyển đổi khoản vay hơn 1.200 tỷ đồng của Gỗ Trường Thành (TTF) thành CP (CK hóa nợ) xuất hiện, đã nhấn chìm CP này lẫn KSB (Khoáng sản Bình Dương) và DRH (Dream House) xuống sàn.  

Nhìn vào những phiên bùng nổ của bộ 3 CP này rõ ràng là bạo phát và bạo phát thường bạo tàn. Vậy nên, đôi khi những thông tin về việc tạm dừng giữa TTF và Tân Liên Phát chỉ là cái cớ để CP điều chỉnh giảm sau khi đã tăng quá mạnh.

Kết thúc phiên, TTF giảm sàn từ 43.600 đồng/CP (tham chiếu) xuống 40.600 đồng/CP, KSB từ 78.500 đồng/CP (tham chiếu) giảm sàn còn 73.500 đồng/CP; DRH dù không giảm sàn nhưng mức giảm từ 76.000 đồng/CP (tham chiếu) xuống 73.000 đồng/CP, xấp xỉ 4% cũng khá mạnh vì VN Index kết thúc phiên chỉ giảm 5,74 điểm, tương đương 0,85%. Một thương vụ bị tạm dừng đã gây nhiều hệ lụy tác động trực tiếp lên TTF là điều rất dễ hiểu, vậy còn với DRH và KSB thì sao?

 Khoảng 3 tháng trước, ĐHCĐ của KSB đã bầu tân Chủ tịch HĐQT là ông Võ Trường Thành, cũng chính là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của TTF. Thời điểm đó, ông Võ Trường Thành cho biết chỉ đầu tư cá nhân khoảng 600.000 CP, nhưng do quen biết từ lâu với KSB nên được “mời” vào ghế Chủ tịch HĐQT của công ty này. Cũng trong đại hội, DRH đã xuất hiện với tư cách cổ đông lớn sở hữu 10% cổ phần của KSB, đến ngày 1-7 đã hơn 20%. Nói đến đây sẽ thấy cá nhân ông Võ Trường Thành cũng như DRH đều có liên quan đến chuyện sở hữu KSB dù nhiều hay ít. Vậy giữa ông Thành hay TTF có sự liên hệ gì với nhau hay không? Tại thời điểm mới trở thành Chủ tịch HĐQT của KSB, ông Thành có tiết lộ về việc các con của ông có đầu tư vào KSB và cả DRH, nghĩa là cũng có sự liên quan. Như vậy cho thấy những mối liên hệ về mặt sở hữu, bộ 3 này có sự tương đồng nhất định với nhau.  

Khi CP tăng giá, người ta có thể tìm mọi lý lẽ, dù rất mơ hồ để lý giải, cổ súy. Và ngược lại, khi đã vào xu hướng giảm cũng có nhiều lý do được đưa ra để “luận” nhằm thoát ra, thậm chí “đoạn tuyệt” với CP đó. Kết thúc phiên giao dịch 20-7, bộ 3 này tiếp tục giảm sàn khi TTF chỉ còn 37.800 đồng/CP, KSB 68.500 đồng/CP và DRH 68.000 đồng/CP.

Về động lực tăng giá, cả DRH và TTF đều có những nét tương đồng, liên quan đến câu chuyện tái cấu trúc hoạt động, kỳ vọng khởi sắc. Nếu ai sở hữu TTF cách đây 1 năm, đến giờ tài khoản đã có thể tăng gấp 3-4 lần, CP này là một trong những CP tăng giá ấn tượng bậc nhất trong những năm vừa qua. Theo số liệu của TTF công bố, năm 2014 công ty lãi ròng gần 71 tỷ đồng, gấp gần 18 lần so với 2013. Đến 2015, lãi ròng của TTF đạt hơn 188 tỷ đồng, nghĩa là tăng hơn gấp rưỡi so với 2014. TTF đã gặp khó khăn, tiến hành tái cấu trúc và công bố số liệu ấn tượng như vậy thì CP tăng mạnh cũng không có gì bất ngờ.

 Tuy nhiên với DRH thì khác. Năm 2014, DRH lãi ròng 11,2 tỷ đồng, gấp 5 lần 2013. Năm 2015 DRH lãi ròng 14,3 tỷ đồng, tăng trưởng gần 28%, kèm theo đó công ty cũng công bố một nhóm NĐT mới trẻ tuổi, tham gia công ty thay thế cho các cổ đông cũ và tạo ra nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, mức tăng của CP này còn khủng khiếp hơn cả TTF khi chỉ cần có 6 tháng để tăng từ 2.0 lên 8.0, còn TTF mất khoảng 1 năm. Ít nhiều những số liệu TTF công bố cũng cho thấy lợi nhuận lên đến mức trăm tỷ đồng, còn DRH cũng chỉ mới dừng ở con số mười mấy tỷ, xem ra kỳ vọng dành cho DRH còn lớn hơn TTF rất nhiều.

Còn với KSB, cũng có câu chuyện liên quan đến thay đổi cơ cấu cổ đông khi SCIC tiến hành thoái hơn 50% vốn tại công ty này. Những NĐT mới xuất hiện cũng nhiều khả năng sẽ có những thay đổi về mặt chiến lược, hoặc có những động thái nhằm thúc đẩy công ty tăng trưởng tốt hơn. 

Lý lẽ của thị trường

Hôm qua 20-7, KSB đã công bố thông tin về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Võ Trường Thành. Ngay sau đó, CP của cả TTF cũng như KSB tiếp tục bị bán như “phá mã”. Thông tin này tất nhiên chứa đựng nhiều màu sắc tiêu cực, bởi lẽ chủ tịch HĐQT là một vị trí tối quan trọng của công ty, khi thay đổi sẽ tạo ra nhiều xáo trộn. Về năng lực của ông Võ Trường Thành như thế nào thị trường đều biết khi nhìn vào hành trình của TTF, vậy tại sao KSB lại bổ nhiệm ông được 3 tháng rồi cho thôi nhiệm? Bản thân một cá nhân khi làm chủ tịch HĐQT được 3 tháng đã bị “rớt” rõ ràng cũng ảnh hưởng đến hình ảnh. Và rõ ràng khi nhân sự, đặc biệt nhân sự cao cấp có vấn đề thì công ty cũng bị ảnh hưởng, dù chưa biết ít hay nhiều.

Theo những thông tin ban đầu, khi Tân Liên Phát thẩm định đầu tư (due diligence-DD) đã phát hiện sự sai lệch nghiêm trọng giữa số liệu thực tế và số liệu đã công bố. Đến đây, người ta sẽ đặt ra rất nhiều câu hỏi về hoạt động DD ban đầu, rồi cả những số liệu của TTF thực đến đâu, ảo như thế nào. Nếu hình ảnh của ông Thành bị ảnh hưởng rõ ràng cũng có thể tạo ra hệ lụy đối với TTF. DRH đầu tư và trở thành cổ đông lớn của KSB, như vậy khi KSB giảm mạnh cũng sẽ tác động đáng kể đến giá trị đầu tư của DRH và tất nhiên kỳ vọng cũng sẽ giảm. Đây có thể là những giả thiết đơn giản nhất, dễ thấy nhất để luận về mối liên hệ giữa TTF-KSB-DRH. Nhưng có lẽ thị trường đông NĐT sẽ còn nhiều ý tưởng suy luận, thậm chí suy diễn khác, chỉ biết rằng thị trường luôn luôn đúng và CP vẫn giảm.

Nhìn dưới góc độ thị trường, CP bị bán sàn chưa kèm với lý do gì đã chứa đựng những rủi ro. Cần biết rằng, TTF-KSB-DRH là những CP tăng giá với tốc độ khủng khiếp mà đôi khi những người có am hiểu về công ty này chưa chắc đã tưởng tượng ra nổi. Chẳng hạn, có những người mua giá 0.5 lên 1.0 đã chốt lời vì cho là tăng quá nhiều. Vậy nên việc DRH tăng lên 8.0 nếu gọi là ngoài sức tưởng tượng cũng không có gì quá đáng. Giá cao, có khả năng tăng lại thu hút người mua, sự tham lam lại đẩy giá cao hơn nữa. KSB tăng từ 4.5 lên hơn 9.0 chỉ trong vòng 3 tháng. Nhìn vào những phiên bùng nổ của CP này rõ ràng là bạo phát và bạo phát thường bạo tàn. Vậy nên, đôi khi những thông tin về việc tạm dừng giữa TTF và Tân Liên Phát chỉ là cái cớ để CP điều chỉnh giảm sau khi đã tăng quá mạnh.

CP tăng nóng sẽ thu hút dòng tiền, trong đó có cả tiền margin. Về tâm lý mà nói, khi tham gia CP nóng, NĐT sẽ có suy nghĩ rằng cứ đủ T+3 là chạy, ai cũng muốn chạy trước, sự vội vã cũng thúc đẩy NĐT sử dụng margin với tỷ lệ cao hơn để gia tăng khả năng sinh lời. Vì vậy, dòng tiền margin sẽ hội tụ rất lớn tại CP nóng. Khi thuận lợi giá CP tăng rất nhanh, nhưng chỉ cần CP có chuyện dòng tiền margin sẽ tháo chạy còn nhanh hơn. Chuyện này thực ra không lạ, trong lịch sử đã từng chứng kiến kiểu tăng giá theo dòng họ từ CP Sông Đà, rồi CP Dầu khí, Vinaconex… của 6-7 năm trước. Chỉ cần một vài “đầu lĩnh” của các dòng họ kể trên tăng giá sẽ châm ngòi cho một loạt “anh, em, con, cháu” tăng theo mà sự liên quan là vô cùng lỏng lẻo”.

Các tin khác