Cổ phiếu ngành xây dựng

Gian nan kế hoạch

Mặc dù đa số doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng đều hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2010, nhưng trong năm nay các DN này đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn.

Mặc dù đa số doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng đều hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2010, nhưng trong năm nay các DN này đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn.

Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm

Theo thống kê mới nhất từ CTCK VNDirect, trong năm 2010 các DN ngành xây dựng đạt mức tăng trưởng doanh thu 36% so với năm 2009. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại có mức tăng trưởng thấp hơn nhiều, do chi phí hoạt động tăng cao, đặc biệt là chi phí lãi vay tăng cao trong 2 quý cuối năm.

Siêu lợi nhuận từ bất động sản đã trở thành siêu rủi ro đối với doanh nghiệp ngành xây dựng. Ảnh: TỊNH TÂM

Siêu lợi nhuận từ bất động sản đã trở thành siêu rủi ro
đối với doanh nghiệp ngành xây dựng. Ảnh: TỊNH TÂM

Trong số các DN đang niêm yết, SD9 có doanh thu tài chính giảm mạnh so với năm 2009 (giảm 40 tỷ đồng). Do giá CP giảm mạnh nên SD9 không thể thanh toán các khoản đầu tư tài chính trong năm, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm đến 20% dù lợi nhuận gộp tăng hơn 32%.

SD5 cũng có kết quả kinh doanh không tốt trong năm qua, lợi nhuận sau thuế giảm 3% so với năm 2009. Việc SD5 không có kết quả kinh doanh như mong muốn cũng do chi phí lãi vay và chi phí quản lý DN tăng cao và DN cũng hết thời gian được miễn thuế. Ngay cả CTD, dù không vay nợ nên không chịu áp lực lãi vay nhưng trước tình hình giá cả leo thang, chi phí quản lý DN tăng 108% so với năm 2009 làm cho mức tăng lợi nhuận giảm 68% so với năm 2009.

2 DN ngành xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2010 là SD7 (tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 13%) và VC1 (tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 94%). Có được kết quả kinh doanh ấn tượng này là nhờ sự đóng góp của hoạt động kinh doanh bất động sản đang bước vào giai đoạn thu tiền, dự án An Khánh của SD7 có tổng doanh thu 925 tỷ đồng và khu nhà ở cao cấp Vinaconex của VC1 có tổng doanh thu trên 800 tỷ đồng.

Chỉ tiêu khiêm tốn

Năm 2011 các DN ngành xây dựng sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn về vốn lưu động, lãi vay tăng cao do tác động của các yếu tố vĩ mô. Do vậy, các chủ đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các dự án. Nhận thức được khó khăn này, không ít DN đã đề ra các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận khiếm tốn hơn so với năm 2010.

Chẳng hạn, kế hoạch lợi nhuận trước thuế của VC5 chỉ tăng 5% so năm 2010, SDT chỉ 9%, thậm chí SD9 0%. Ngoài việc đề ra chỉ tiêu khiêm tốn, các DN xây dựng cũng không dám thực hiện tăng vốn cho dù đây là lĩnh vực cần rất nhiều vốn. Đến nay, mới chỉ có VC2 thông qua phương án tăng vốn lên 120 tỷ đồng bằng việc phát hành CP cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 (giá 10.000 đồng/CP).

Trong hoạt động xây lắp và sản xuất công nghiệp, các DN Sông Đà khó có thể đạt mức tăng trưởng cao khi công trình Thủy điện Sơn La gần như hoàn thành, còn công trình Thủy điện Lai Châu chỉ mới bắt đầu và chưa có nhiều hạng mục thi công. Riêng SD5 tuy có lợi thế khấu hao xong dây chuyền sản xuất bê tông dầm lăn nhưng cao điểm doanh thu và lợi nhuận có thể rơi vào năm 2012 theo tiến độ công trình Thủy điện Lai Châu.

Hiện tại, giá CP của các DN ngành xây dựng đang tụt giảm đến 40% và mức định giá khá rẻ so với P/E trung bình khoảng 5x còn P/B khoảng 1x. Trong ngắn hạn, nhóm CP ngành xây dựng không có nhiều lực hút, nhưng với mục tiêu dài hạn, CP ngành xây dựng vẫn có những mã đáng chú ý.

Chẳng hạn, CTD và SD5 với hoạt động kinh doanh chính hiệu quả và phù hợp cho mục tiêu dài hạn. SD9, SD7 và VC1 có thể thu hút dòng tiền đầu tư mỗi khi xuất hiện dấu hiệu lợi nhuận tăng đột biến. SD7 và VC1 tiếp tục có nguồn thu lớn từ các dự án bất động sản do các dự án mà 2 DN đang thu tiền mới chỉ thu được từ 10-20% trên tổng doanh thu.

Các tin khác