Xung đột giữa các luật
Hiện nay, liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, riêng Bộ Xây dựng là cơ quan soạn thảo và chỉ đạo, theo dõi thực hiện 4 luật, gồm Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) soạn thảo và chỉ đạo Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công. Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) soạn thảo Luật Đất đai, Luật Bảo vệ TN-MT…
Hiện nay, liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, riêng Bộ Xây dựng là cơ quan soạn thảo và chỉ đạo, theo dõi thực hiện 4 luật, gồm Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở. Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) soạn thảo và chỉ đạo Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công. Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) soạn thảo Luật Đất đai, Luật Bảo vệ TN-MT…
Chính việc nhiều luật xung đột trong quy định một vấn đề, là nguyên nhân gây nên tình trạng xây dựng không phép, trái phép diễn ra phổ biến thời gian qua. |
Thí dụ, tiêu chí phân chia dự án đầu tư giữa Luật Đầu tư và Luật Nhà ở khác nhau, khiến các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư không xác định được phải áp dụng theo luật nào là đúng.
Trong khi đó, thủ tục giới thiệu địa điểm xây dựng trong quy định của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và Luật Nhà ở không thống nhất thời điểm giới thiệu trước hay sau khi nhà đầu tư nhận được chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo Luật Đầu tư, địa điểm được xác định trước khi có quyết định chủ trương đầu tư. Trong khi đó, Luật Xây dựng quy định cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có trách nhiệm giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng cho chủ đầu tư khi có yêu cầu, tức không bắt buộc và không nói rõ phải có trước hay sau khi có quyết định chủ trương đầu tư.
Sự chồng chéo này khiến các địa phương có cách hiểu và vận dụng khác nhau, gây lúng túng cho nhà đầu tư. Có địa phương thực hiện thủ tục hành chính giới thiệu địa điểm trước thủ tục quyết định chủ trương đầu tư.
Có địa phương lại thực hiện sau đó, và cũng có nơi đồng thời thực hiện 2 thủ tục cùng lúc, rất mất thời gian, trùng lặp không cần thiết. Có thể nói, chính việc nhiều luật xung đột trong quy định một vấn đề, là nguyên nhân gây nên tình trạng xây dựng không phép, trái phép diễn ra phổ biến thời gian qua.
Một thí dụ nữa, để xin giấy phép chứng nhận đầu tư cho dự án, Sở KH-ĐT là đầu mối tiếp nhận hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ, 15 ngày sau sẽ có kết quả trả cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, Sở KH-ĐT lại gửi văn bản xin giấy phép chứng nhận đầu tư cho dự án phải hỏi ý kiến tới Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở TN-MT và quận, huyện có dự án.
Như vậy, chủ đầu tư vẫn phải trải qua 6 cửa trên và phải trực tiếp tới làm việc với cả 6 đơn vị này mới giải quyết được công việc. Điều này đã khiến 1 thủ tục thành 5-6 thủ tục khác nhau, thời gian từ 15 ngày chỉ là lý thuyết, thực tế ít nhất 5-6 tháng, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc, tiến độ triển khai dự án cho doanh nghiệp.
Còn rất nhiều vấn đề bất nhất và "đá" nhau khác có thể kể đến. Đó là chưa có sự thống nhất và rõ ràng giữa pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về đầu tư, liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư.
Có sự chồng lấn, không thống nhất trong quy định về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị giữa Luật Đầu tư, Luật Nhà ở. Quy định về mối quan hệ giữa các quy hoạch và các cấp quy hoạch thiếu khả thi, đồng bộ, thống nhất, tạo ra độ trễ làm chậm tiến độ lập, phê duyệt quy hoạch...
Dựng hàng rào để phân chia quyền lực?
Chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng hồi cuối tháng 4 năm ngoái, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra con số khiến nhiều người phải giật mình:
Có những văn bản dưới luật còn "to" hơn luật, đặt ra trình tự thủ tục phức tạp, chồng chéo, rườm rà… |
Trong khi Chính phủ quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, qua việc liên tiếp ban hành các Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, thì việc các bộ, ngành dựng hàng rào thủ tục trong đầu tư xây dựng đang đi ngược chủ trương trên.
Vì sao lại có chuyện này? Phải chăng việc thủ tục đầu tư xây dựng được quy định phân tán tại nhiều văn bản luật và được thực hiện bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền, là để “phân chia quyền lực, quyền lợi”? Bởi thực tế, những vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực này đều "dính" đến thẩm quyền của các cơ quan liên quan và các thủ tục hành chính do chính họ thực hiện. Mỗi cải cách, thay đổi đều làm cho một hay một số cơ quan mất hoặc giảm dần quyền lực. Vì thế, họ sẵn sàng chống lại những cải cách cần thiết.
Những bất cập từ sự mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý trong pháp luật về đầu tư xây dựng thực chất không phải là câu chuyện mới. Cách giải quyết đã nhiều lần được nêu ra là phải sửa đổi, bãi bỏ các quy định bất hợp lý, mâu thuẫn, gây khó khăn cho doanh nghiệp, kìm hãm sự bứt phá của nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, những rào cản trong việc cải tiến các thủ tục của công tác đầu tư xây dựng, đến nay vẫn chưa được dỡ bỏ triệt để. Thậm chí đang tồn tại một thực trạng nhức nhối: Hệ thống văn bản chồng chéo đang tạo nhiều kẽ hở cho sai phạm, dư địa cho cán bộ, công chức cố ý gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.