Theo đó, Hội đồng chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội về kết quả thẩm định, đánh giá công tác kiểm định các chung cư cũ trên địa bàn; rà soát, đánh giá sự phù hợp kết quả kiểm định của các nhà chung cư cũ (đã thực hiện) so với thực tế hiện trạng và quy định hiện hành…
Tổng hợp của ngành chức năng Hà Nội cho thấy, trong tổng số 1579 tòa chung cư cũ trên địa bàn thì có khoảng 40 nhà tập thể, chung cư cũ ở mức nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm như tại Khu tập thể Thành Công, Ngọc Khánh, quận Ba Đình; Khu tập thể Tân Mai, quận Hoàng Mai… Đây là những dãy nhà đã được báo động mất an toàn, nguy cơ đổ sập vào bất cứ lúc nào, nhưng đến nay việc triển khai sửa chữa vẫn rất chậm chạp.
Ông Nguyễn Quốc Tuyến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết: “Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng đề xuất các cơ chế chính sách về cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố; rà soát bổ sung các quy hoạch chuyên ngành cho phù hợp với những điều kiện thực tiễn”.
Tại kỳ họp thứ 2, khóa 16 vừa qua, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố. Đây được xem là cơ sở quan trọng để Hà Nội gỡ được nút thắt vướng mắc. Theo đó, UBND thành phố Hà Nội sẽ ban hành Kế hoạch tổng rà soát, khảo sát, kiểm định chung cư cũ. Đồng thời, bố trí nguồn vốn ngân sách dự kiến khoảng 500 tỷ đồng kiểm định, rà soát thực trạng chưng cư cũ, nhất là đối với chung cư cũ nguy hiểm, có nguy cơ sụp đổ, chung cư hư hỏng nặng (cấp độ D và C cận D).
Ông Nguyễn Hoàng Giáp, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Việc cải tạo chung cư cũ hiện nay theo các quy định của pháp luật quy định định rất chặt chẽ tình tự. Trong đó, mấu chốt là các chính sách phải được sự đồng thuận của người dân”.