Hà Nội: Nan giải đặt tên đường, phố

Hà Nội là mảnh đất có hơn 1000 năm văn hiến. Mỗi tên đường, tên phố của Thủ đô đều gắn với các nhân vật, sự kiện, địa danh lịch sử của dân tộc. Vì thế, việc lựa chọn tên cho mỗi con đường, tuyến phố không chỉ là chọn một cái tên để ghi địa chỉ.

Hà Nội là mảnh đất có hơn 1000 năm văn hiến. Mỗi tên đường, tên phố của Thủ đô đều gắn với các nhân vật, sự kiện, địa danh lịch sử của dân tộc. Vì thế, việc lựa chọn tên cho mỗi con đường, tuyến phố không chỉ là chọn một cái tên để ghi địa chỉ.

 

Tuy nhiên, với địa giới hành chính mở rộng, tốc độ đô thị hóa nhanh trong những năm gần đây khiến công tác lựa chọn, đặt tên cho các đường, phố mới ở Thủ đô đang gặp khó khăn. Đô thị hóa quá nhanh, khó tìm tên phố Những năm qua, nhìn chung thành phố Hà Nội thực hiện việc đặt, đổi tên đường phố cũng như các công trình công cộng trên địa bàn theo đúng quy trình và đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị.

Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Trương Minh Tiến cho hay, kể từ khi sáp nhập Hà Tây và một số xã của Hòa Bình vào năm 2008, đã có thêm 918 đường, phố được đặt, đổi tên. Nhưng với việc mở rộng diện tích gấp ba lần cùng tốc độ đô thị hóa nhanh thì số đường, phố, các công trình công cộng (vườn hoa, công viên, quảng trường…) cần đặt tên ở Hà Nội tăng mạnh. Do vậy tìm ra tên địa danh, sự kiện, danh nhân điển hình để đặt tên không phải là dễ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Kiến Trúc sư Việt Nam Ngô Doãn Đức cho rằng: “Sự gia tăng chóng mặt của những đường phố mới mở, cải tạo mở rộng hoặc kéo dài trong các khu đô thị cùng một khối lượng không nhỏ các đường trong các làng, xã trước đây nay trở thành phường, quận, phải tiến hành việc đặt và đổi tên cho phù hợp với quản lý đô thị khiến cho nhu cầu tên phố, đường cũng tăng hằng ngày”.

Ông Trương Minh Tiến chia sẻ: “Có những ngày Phòng Văn hóa di sản của Sở nhận được đến hơn 30 đề nghị đặt tên đường, phố. Chúng tôi nhìn chồng hồ sơ mà lo bạc cả mặt”. Ngân hàng dữ liệu tên đường, phố: Giải pháp hay nhưng chưa hoàn thành Số lượng tên đường phố, công trình công cộng của Hà Nội có nhu cầu cần đặt tên tăng lên mỗi ngày và rất cần có một ngân hàng dữ liệu tên đường, phố. Được biết, từ năm 2010, một ngân hàng như vậy cho tên đường, phố Hà Nội đã bước đầu được hình thành trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Song theo TS. Phạm Quốc Quân (Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia), thời điểm đó việc nghiên cứu, thống nhất để đưa tên địa danh, sự kiện, danh nhân... vào ngân hàng này từ các nhà nghiên cứu vẫn chưa được làm bài bản, phạm vi chỉ giới hạn ở khu vực Hà Nội (cũ).

Thừa nhận bất cập này, ông Trương Minh Tiến cho hay: “Ngành văn hóa Hà Nội rất trăn trở với ý tưởng thành lập ngân hàng dữ liệu tên đường, phố. Sự chuẩn bị một cách chủ động về nguồn tài nguyên tên sẽ khiến cho cơ quan chức năng chủ động và có nhiều sự lựa chọn hơn mỗi khi phát sinh thêm đường, phố mới.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng không biết nhờ cậy tổ chức, cá nhân nào đứng ra nghiên cứu xây dựng ngân hàng dữ liệu này”. Quy hoạch đô thị và đặt tên phố chưa có sự kết nối Tại Hội nghị “Nâng cao chất lượng công tác đặt tên, đổi tên đường tên phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội” mới đây, đa số các ý kiến tham luận đều cho rằng, một trong những bất cập lớn nhất của công tác này là vấn đề dự báo và quy hoạch.

Hiện nay, bên cạnh khu phố cổ với những tên phố rất ấn tượng và khu phố cũ đã đổi tên nhiều phố, Hà Nội đang hình thành các khu đô thị mới nhưng do chưa có quy hoạch chi tiết, sắp xếp tổng thể tên phố nên mỗi lần bổ sung như chỉ lấp đầy tên chứ chưa tạo ra bố cục các tên phố có ý đồ trước.

“Chúng ta còn bị động và thường xử lý tình huống trong nhiều trường hợp, nên thiếu tính hệ thống. Do thiếu dự báo nên thời gian chuẩn bị cho tên đường, tên phố đôi lúc không được thấu đáo, khi mà công tác nghiên cứu, khảo sát, điều tra chưa được bao nhiêu”, ông Tiến thừa nhận.

Tính thiếu dự báo và quy hoạch còn làm mất đi sự tương thích giữa quy mô, hạ tầng, vị trí của đường phố với công trạng danh nhân, theo đó không ít trường hợp phải cân nhắc đổi lại - điều mà không mấy người muốn thấy, theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, nguyên Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Rõ ràng, muốn có dự báo và quy hoạch tốt thì sự liên thông giữa các sở, ban, ngành có liên quan tới lĩnh vực này cần được đẩy mạnh, sự nghiên cứu tổng thể và toàn diện cần phải được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp, sự định hướng của các cấp có thẩm quyền cần phải minh bạch, rõ ràng và nhất quán.

Các tin khác