Lực đẩy từ hạ tầng giao thông
Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai là đô thị vệ tinh trọng điểm của vùng đô thị TPHCM với tứ giác gồm Long Khánh, Biên Hòa, Long Thành và Nhơn Trạch. Để hiện thực hóa mục tiêu đó, tỉnh Đồng Nai đang dồn lực để đầu tư, nhất là về giao thông và tiện ích phục vụ dân cư.
Trong đó, huyện Long Thành nằm ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có vị trí chiến lược trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các chuyên gia nhận định, Long Thành sẽ là khu vực tiềm năng bậc nhất để phát triển bởi nằm giữa TPHCM, Biên Hòa, Long Khánh, Nhơn Trạch. Đây được xem là những ưu thế khiến Long Thành được kỳ vọng sẽ sớm trở thành đô thị động lực có mối liên kết chặt chẽ với "siêu đô thị" TPHCM, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng để giao thương hàng hóa cho cả khu vực phía Nam.
Nơi đây đã và đang đón hàng loạt công trình giao thông trọng điểm hàng chục tỷ USD, như quốc lộ 51 mở rộng, đường vành đai 4, cao tốc TPHCM - Long Thành – Dầu Giây, đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, đường sắt cao tốc TPHCM – Nha Trang. Hơn nữa, TPHCM cũng kiến nghị xây dựng tuyến đường sắt nhẹ kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Thủ Thiêm sẽ kết nối với các tuyến metro đi Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Như vậy, các tuyến cao tốc cùng đường sắt nối đến Long Thành sẽ tạo ra các trục đường liên thông, thuận lợi cho việc đi lại khi sân bay đi vào hoạt động.
Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, trong giai đoạn 2018-2020, trên địa bàn Đồng Nai sẽ được đầu tư trên 34.000 tỷ đồng làm hạ tầng giao thông kết nối với sân bay Long Thành. Trong đó, có 5 dự án giao thông mang tầm quốc gia đang được tỉnh phối hợp khởi công xây dựng. Các dự án trong danh mục này gồm cao tốc Bến Lức - Long Thành (dự kiến thông xe vào năm 2020), với vốn đầu tư 31.000 tỷ đồng, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (dự kiến khởi công năm 2020) hơn 17.000 tỷ đồng, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương 65.000 tỷ đồng, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu 9.200 tỷ đồng, đường vành đai 3...
Đặc biệt, dự án sân bay Long Thành sẽ khởi công vào năm 2020 với tổng vốn đầu tư 16 tỷ USD, công suất lên đến 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm là “hạt nhân” chính, khiến cả nước luôn hướng mắt về “thành phố sân bay” Long Thành. Thị trường BĐS nơi đây “dậy sóng” thời gian qua cũng nhờ thông tin này.
Các nhà đầu tư đang nghe giới thiệu về Dự án Long Thành Airport Village.
Nhà đầu tư “đón sóng” thị trường
Thời gian gần đây, hầu hết các doanh nghiệp BĐS tên tuổi tại TPHCM như Novaland, Hưng Thịnh Corp, Nam Long, Him Lam, Yeshouse… đã và đang triển khai dự án tại thị trường Đồng Nai. Trong khi các doanh nghiệp BĐS kéo về đầu tư thì làn sóng nhà đầu tư cá nhân săn đất nền cũng nổ ra mạnh mẽ tại Long Thành.
Về sự sôi động của thị trường BĐS nơi đây, ông Nguyễn Thái Huy, Phó Tổng giám đốc CTCP Yeshouse nhận định: “Sân bay quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia và có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế. Công trình này sẽ góp phần nâng tầm vị thế quốc gia, giúp Việt Nam gia tăng sức hút dòng vốn quốc tế, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài từ khắp các lĩnh vực. Long Thành trong trương lai sẽ trở thành "thành phố sân bay" năng động về kinh tế, có sức cạnh tranh cao, tập trung các dịch vụ cao cấp, các sản phẩm giá trị sẽ hình thành để thỏa mãn nhu cầu vận tải hàng không quốc tế đối với hàng hóa công nghệ cao. Theo đó, thị trường thu hút nguồn lao động lớn từ khắp nơi, nhất là các chuyên gia trong lĩnh vực hàng không đến sinh sống và làm việc. Điều này khiến thị trường BĐS xung quanh sân bay Long Thành nhộn nhịp hẳn lên, đặc biệt là khu vực Phước Bình.
Xét về môi trường thiên nhiên, Phước Bình là khu vực thích hợp nhất để phát triển khu dân cư khép kín đẳng cấp chuyên gia. Một khu vực biệt lập với môi trường sinh thái trong lành, gần gũi thiên nhiên, vừa hưởng trọn vẹn tiện ích của khu dân cư hiện hữu cũng như sân bay quốc tế liền kề. Nơi đây hứa hẹn sẽ trở thành nơi an cư lý tưởng cho các chuyên gia hàng không. Rất nhiều nhà đầu tư đã nhìn thấy tiềm năng sẵn có của thị trường này và tìm kiếm cơ hội đầu tư đón đầu”.
Hưởng lợi từ sự phát triển của hạ tầng, nhiều dự án BĐS tại Long Thành đều được hấp thụ tốt khi tung ra thị trường, nhất là những dự án có lợi thế gần sân bay. Đơn cử như dự án Long Thành Airport city được giới thiệu từ quý II-2019 đạt tỷ lệ hấp thụ đến 96%. Hay một số dự án ở phía Nam Sân bay quốc tế Long Thành, tình hình giao dịch cũng rất tốt.
Mới đây một dự án “manh nha” ra thị trường theo mô hình khu dân cư khép kín đẳng cấp chuyên gia Long Thành Airport Village tại Phước Bình, được đông đảo nhà đầu tư chú ý.
Theo ghi nhận, nhà đầu tư khu vực TPHCM hướng điểm ngắm về Long Thành khi nghe thông tin dự án sân bay sẽ chính thức khởi động vào năm 2020. Nhiều nhà đầu tư vào đón đầu ở giai đoạn này nhằm kỳ vọng mức lợi nhuận cao, khi sân bay chính thức vận hành. Bên cạnh các nhà đầu tư chờ đợi dài hạn, thì thị trường Long Thành thời gian gần đây xuất hiện làn sóng đầu tư “lướt sóng” của các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường BĐS.