Hai chàng trai người Séc đến Việt Nam vì đam mê ‘nỏ thần’ An Dương Vương

(ĐTTCO) - Từ câu chuyện mà người cha kể về truyền thuyết An Dương Vương, Andrei Ngo (24 tuổi) cùng với người bạn Michal Ruzicka (33 tuổi) đã sang Việt Nam với mong muốn được trực tiếp tìm hiểu về thành Cổ Loa và “nỏ thần”.
Hai chàng trai người Séc đến Việt Nam vì đam mê ‘nỏ thần’ An Dương Vương

Với Andrei Ngo (cha người Việt, mẹ người Séc), các câu chuyện về văn hóa lịch sử Việt Nam mà cha anh kể lại cho anh rất nhiều, song anh đặc biệt ấn tượng với câu chuyện truyền thuyết An Dương Vương. “Đó là một trong những vị vua lỗi lạc, đã xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc bằng mọi giá, song cuối cùng ông đã bị thất bại bởi mưu kế của kẻ thù và sự nhẹ dạ của người con gái”, Andrei Ngo nói.

Andrei Ngo (áo sọc) và Michal Ruzicka. Ảnh: Lưu Thủy
Andrei Ngo (áo sọc) và Michal Ruzicka. Ảnh: Lưu Thủy

Andrei Ngo đã kể lại một cách mạch lạc và đầy hứng thú câu chuyện về An Dương Vương xây thành Cổ Loa và truyền thuyết về chiếc “nỏ thần”.

Andrei Ngo đã kể lại một cách mạch lạc và đầy hứng thú câu chuyện về An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Ảnh: Lưu Thủy

Andrei Ngo đã kể lại một cách mạch lạc và đầy hứng thú câu chuyện về An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Ảnh: Lưu Thủy

“Sau khi nghe tôi tâm sự muốn tìm hiểu về “nỏ thần” của vua An Dương Vương, cha tôi đã bảo con hãy trực tiếp về quê nội Việt Nam để tìm hiểu, con sẽ thấy rất thú vị. Cha tôi đã ủng hộ tôi rất nhiều về chuyến đi này”, Andrei Ngo kể.

Cả Adrei Ngo và Michal Ruzicka đều tin rằng "nỏ thần" là có thật. Ảnh: Lưu Thủy

Cả Adrei Ngo và Michal Ruzicka đều tin rằng "nỏ thần" là có thật. Ảnh: Lưu Thủy

Theo Andrei Ngo, “nỏ thần” chính là một trong những chi tiết hay nhất của câu chuyện. Bởi đây không chỉ là “báu vật” giữ nước, mà nó còn như “sợi dây” liên kết mọi câu chuyện: chống giặc giữ nước, mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy.

Di tích Giếng Ngọc - nơi lưu lại câu chuyện về mối tình ngang trái Mỵ Châu - Trọng Thủy. Ảnh: Lưu Thủy

Di tích Giếng Ngọc - nơi lưu lại câu chuyện về mối tình ngang trái Mỵ Châu - Trọng Thủy. Ảnh: Lưu Thủy

“Với truyền thuyết, thì câu chuyện “nỏ thần” của An Dương Vương có thể xem là huyền bí, vì được thần Kim Quy giúp sức, tức là sức mạnh thánh thần. Nhưng tôi tin rằng “nỏ thần” là có thật. Qua đó phản ánh về trình độ chế tác vũ khí tuyệt vời của người Việt xưa”, Andrei Ngo khẳng định.

Andrei Ngo và Michal Ruzicka rất hứng thú khi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam - trong đó có truyền thuyết về An Dương Vương. Ảnh: Lưu Thủy

Andrei Ngo và Michal Ruzicka rất hứng thú khi tìm hiểu về lịch sử Việt Nam - trong đó có truyền thuyết về An Dương Vương. Ảnh: Lưu Thủy

Tương tự Andrei Ngo, Michal Ruzicka cũng tỏ ra rất thích thú với câu chuyện “nỏ thần”. Michal Ruzicka cũng cho biết, anh tin rằng “nỏ thần” là có thật.

Sau khi được mục sở thị "nỏ thần" đã được kỹ sư Vũ Đình Thanh phục tác, Michal Ruzicka tin rằng nỏ thần là thứ vũ khí có thật. Ảnh: Lưu Thủy

Sau khi được mục sở thị "nỏ thần" đã được kỹ sư Vũ Đình Thanh phục tác, Michal Ruzicka tin rằng nỏ thần là thứ vũ khí có thật. Ảnh: Lưu Thủy

Theo Michal Ruzicka, điều này được chứng minh bằng những chế tác phục dựng về “nỏ thần” hiện nay cũng như những dấu tích khảo cổ đã được khai quật. Michal Ruzicka cho rằng, trình độ về chế tạo vũ khí của người Việt xưa đã rất thành thục và anh cho biết nhất định anh sẽ quay lại du lịch Việt Nam. Tuy nhiên, trong các chuyến đi sau, không chỉ để tìm hiểu về “nỏ thần” mà còn để thưởng thức và tìm hiểu về văn hóa và ẩm thực Việt Nam.

Andrei Ngo trải nghiệm bắn thử "nỏ thần" dưới sự hướng dẫn của kỹ sư vũ khí Vũ Đình Thanh. Ảnh: Lưu Thủy
Andrei Ngo trải nghiệm bắn thử "nỏ thần" dưới sự hướng dẫn của kỹ sư vũ khí Vũ Đình Thanh. Ảnh: Lưu Thủy

Về phía Andrei Ngo, sau khi được trải nghiệm bắn thử “nỏ thần” do kỹ sư về vũ khí Vũ Đình Thanh chế tác và trực tiếp hướng dẫn, anh đã không còn cho rằng “nỏ thần” là chỉ có trong truyền thuyết và hoàn toàn có thật.

Tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự của Tiệp Khắc cuối những năm 1980, kỹ sư Vũ Đình Thanh từng có bằng sáng chế về cánh tên lửa của Cộng hòa Séc khi còn công tác tại một viện nghiên cứu kỹ thuật tên lửa của quốc gia này. Hiện nay anh đang làm việc tại một tập đoàn nghiên cứu, phát triển tên lửa hàng đầu thế giới.

Kỹ sư vũ khí Vũ Đình Thanh bên cạnh chiếc "nỏ thần" do mình phục tác. Ảnh: Lưu Thủy

Kỹ sư vũ khí Vũ Đình Thanh bên cạnh chiếc "nỏ thần" do mình phục tác. Ảnh: Lưu Thủy

Làm việc trong môi trường khoa học kỹ thuật tiên tiến tại nhiều quốc gia phát triển, nhưng anh Thanh rất quan tâm đến việc nghiên cứu về các loại vũ khí từng xuất hiện trong sử sách, văn học Việt Nam, trong đó “nỏ thần” là một ví dụ.

Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, sau khi đến xem những mũi tên đồng Cổ Loa vẫn được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, anh rất thắc mắc là tại sao mũi tên lại ngắn như vậy.

Khuôn đúc mũi tên đồng được khai quật ở di tích khảo cổ thành Cổ Loa. Ảnh: Lưu Thủy

Khuôn đúc mũi tên đồng được khai quật ở di tích khảo cổ thành Cổ Loa. Ảnh: Lưu Thủy

Mũi tên được khai quật từ các di chỉ khảo cổ chỉ dài từ 8 - 11 cm, khác hoàn toàn tưởng tượng trước đó của anh Thanh về độ dài mũi tên và kích cỡ chiếc nỏ. Do đó, anh cho rằng những mũi tên này có thể được lắp vào một vật gì khác để bắn.

Những mũi tên đồng được khai quật. Ảnh: Lưu Thủy

Những mũi tên đồng được khai quật. Ảnh: Lưu Thủy

Kỹ sư Vũ Đình Thanh đã đi từ phán đoán, kết hợp hợp với những chứng cứ từ khảo cổ thu thập được, anh đã tìm được được câu trả lời: đó là những mũi tên đồng này được bắn đồng loạt.

Những mũi tên đồng được kỹ sư Vũ Đình Thanh nhờ người chế tác dựa theo hình dáng, kích thước những mũi tên đồng ngày xưa từng được khai quật. Ảnh: Lưu Thủy

Những mũi tên đồng được kỹ sư Vũ Đình Thanh nhờ người chế tác dựa theo hình dáng, kích thước những mũi tên đồng ngày xưa từng được khai quật. Ảnh: Lưu Thủy

Sau đó, anh đã đặt thợ làm những mũi tên đồng có kích cỡ, hình dáng tương tự như vậy.

Kích cỡ những mũi tên đồng chỉ từ 8-11 cm. Ảnh: Lưu Thủy

Kích cỡ những mũi tên đồng chỉ từ 8-11 cm. Ảnh: Lưu Thủy

Hiện nay, “nỏ thần” do kỹ sư Vũ Đình Thanh chế tác lại đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng Độc quyền sáng chế ngày 25-8-2022.

Hiện nay chiếc "nỏ thần" do kỹ sư Vũ Đình Thanh phục tác đã được cấp bằng sáng chế độc quyền. Ảnh: Lưu Thủy

Hiện nay chiếc "nỏ thần" do kỹ sư Vũ Đình Thanh phục tác đã được cấp bằng sáng chế độc quyền. Ảnh: Lưu Thủy

Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, ngày xưa cả thành Cổ Loa cũng chỉ có một chiếc “nỏ thần” mà thôi. Vì thế, nên khi Trọng Thủy đánh cắp hay làm hỏng như trong truyền thuyết, vua An Dương Vương và quân đội Âu Lạc khi đó đã không còn “nỏ thần” nào khác để thay thế.

Chiếc nỏ có thể bắn mũi tên xa bao nhiêu tùy theo tính toán kỹ thuật khi chế tạo. Ảnh: Lưu Thủy

Chiếc nỏ có thể bắn mũi tên xa bao nhiêu tùy theo tính toán kỹ thuật khi chế tạo. Ảnh: Lưu Thủy

Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, trong cấu trúc tạo thành chiếc “nỏ thần” có rất nhiều chi tiết, bộ phận, song trong đó có những chi tiết có thể xem là cực kỳ trọng yếu, mà thiếu nó chiếc nỏ sẽ không thể vận hành được. Một trong những chi tiết đó chính là chiếc lẩy của nỏ mà theo truyền thuyết là chiếc lẩy được làm từ móng vuốt của thần Kim Quy tặng nhà vua An Dương Vương.

Chiếc lẩy nỏ (màu trắng) là một trong những chi tiết trọng yếu nhất của chiếc nỏ mà khi thiếu nó chiếc nỏ không thể hoạt động được. Ảnh: Lưu Thủy

Chiếc lẩy nỏ (màu trắng) là một trong những chi tiết trọng yếu nhất của chiếc nỏ mà khi thiếu nó chiếc nỏ không thể hoạt động được. Ảnh: Lưu Thủy

Bởi vậy, khi Triệu Đà cử con trai là Trọng Thủy sang làm rể (kiêm gián điệp), điều mà Trọng Thủy làm đó chính là đánh tráo chiếc lẩy nỏ. Do mất hoặc thiếu lẩy nỏ, nên cuối cùng chiếc nỏ đã không thể sử dụng được. Kết cục là quân đội Âu Lạc đã thua khi quân Triệu Đà tấn công thành.

Am Bà chúa (hay còn gọi là đền thờ) công chúa Mỵ Châu (ở xóm Chùa, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Lưu Thủy

Am Bà chúa (hay còn gọi là đền thờ) công chúa Mỵ Châu (ở xóm Chùa, Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Lưu Thủy

Khuôn viên trước đền thờ tướng quân Cao Lỗ. Ảnh: Lưu Thủy

Khuôn viên trước đền thờ tướng quân Cao Lỗ. Ảnh: Lưu Thủy

Các tin khác