Hàng loạt mã bị đưa vào diện cảnh báo

Đáng chú ý là trường hợp EIB (Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam). EIB bị HOSE đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2 năm liên tiếp 2014, 2015 đều là số âm sau khi điều chỉnh hồi tố kết quả kinh doanh. Cụ thể, EIB phải ghi giảm thu nhập do bán các tài sản không đúng quy định và ghi giảm các chi phí liên quan khác để khôi phục giá trị tài sản về giá trị ban đầu. Ảnh hưởng này đối với BCTC năm 2014 thể hiện việc điều chỉnh phần lợi nhuận chưa phân phối đến thời điểm cuối năm 2014 còn âm 834,56 tỷ đồng (giảm 948,5 tỷ đồng so với ban đầu). Theo quy định, những CP bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát sẽ không được giao dịch ký quỹ dẫn đến sự sụt giảm cả về giá lẫn thanh khoản.

(ĐTTCO) - Sở Giao dịch CK TPHCM (HOSE) và Sở Giao dịch CK Hà Nội (HNX) vừa thông báo đưa hàng loạt CP phiếu niêm yết trên HOSE và HNX vào diện bị cảnh báo do lợi nhuận sau thuế năm 2015 là con số âm. Cụ thể, mã FDT (CTCP Fiditour) bị đưa vào diện bị cảnh báo từ ngày 5-4; mã SD7 (CTCP Sông Đà 7) từ ngày 6-4; mã VNA (CTCP Vận tải biển Vinaship) bị kiểm soát và tạm ngừng giao dịch từ 7-4; mã DTL (CTCP Đại Thiên Lộc) bị đưa vào diện bị cảnh báo từ 8-4 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2015 âm 63,34 tỷ đồng.

 

Đặc biệt, nhiều mã CP bị giữ nguyên diện cảnh báo do chưa khắc phục được thua lỗ. Đơn cử là mã SGT (CTCP Công nghệ viễn thông Sài Gòn). SGT bị giữ nguyên diện cảnh báo do trên BCTC hợp nhất năm 2015 đã kiển toán của công ty, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối năm 2015 là âm 280,52 tỷ đồng. Kế đến là mã LCG (CTCP Licogi 16) do doanh nghiệp đã sử dụng số tiền 263,39 tỷ đồng từ thặng dư vốn cổ phần để xử lý lỗ trên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Do vậy, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối thực tế của công ty là âm 261,66 tỷ đồng. Tương tự là trường hợp của MDG (CTCP Miền Đông). Mặc dù lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm 2015 là 4,61 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp đã sử dụng số tiền 40,3 tỷ đồng từ thặng dư vốn cổ phần để xử lý số lỗ trên lợi  nhuận sau thuế chưa phân phối. Do đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm vẫn là con số âm 35,68 tỷ đồng.

Đáng chú ý là trường hợp EIB (Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam). EIB bị HOSE đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2 năm liên tiếp 2014, 2015 đều là số âm sau khi điều chỉnh hồi tố kết quả kinh doanh. Cụ thể, EIB phải ghi giảm thu nhập do bán các tài sản không đúng quy định và ghi giảm các chi phí liên quan khác để khôi phục giá trị tài sản về giá trị ban đầu. Ảnh hưởng này đối với BCTC năm 2014 thể hiện việc điều chỉnh phần lợi nhuận chưa phân phối đến thời điểm cuối năm 2014 còn âm 834,56 tỷ đồng (giảm 948,5 tỷ đồng so với ban đầu). Theo quy định, những CP bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát sẽ không được giao dịch ký quỹ dẫn đến sự sụt giảm cả về giá lẫn thanh khoản.

Các tin khác