Hoa Kỳ thiên đường thuế như Panama

(ĐTTCO) - Hồ sơ Panama với hơn 11,5 triệu tài liệu mật rò rỉ từ hãng luật Mossack Fontana đã cho thấy vai trò của thiên đường thuế ở đây giúp khách hàng quyền lực và giàu có khắp thế giới trốn thuế và rửa tiền. Quốc gia Trung Mỹ này và Hoa Kỳ có một điểm chung là không cam kết thỏa thuận quốc tế về chống trốn thuế và rửa tiền năm 2014.

(ĐTTCO) - Hồ sơ Panama với hơn 11,5 triệu tài liệu mật rò rỉ từ hãng luật Mossack Fontana đã cho thấy vai trò của thiên đường thuế ở đây giúp khách hàng quyền lực và giàu có khắp thế giới trốn thuế và rửa tiền. Quốc gia Trung Mỹ này và Hoa Kỳ có một điểm chung là không cam kết thỏa thuận quốc tế về chống trốn thuế và rửa tiền năm 2014.

Trong nỗ lực chống trốn thuế và rửa tiền, gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thỏa thuận vào năm 2014 áp đặt các yêu cầu mới về tiết lộ các tài khoản ngân hàng, quỹ tín thác và một số khoản đầu tư của các khách hàng quốc tế - theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD). Những nơi "khét tiếng" như Thụy Sĩ và Bermuda đã đồng ý, ít nhất về nguyên tắc, chia sẻ thông tin tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế ở các nước khác. Chỉ một số ít quốc gia từ chối, trong đó nổi bật là Hoa Kỳ. Một quốc gia khác là Panama, đang là tâm bão trốn thuế và che giấu tài sản toàn cầu nổ ra từ ngày 4-4 qua vụ Hồ sơ Panama.

Mossack Fonseca, một hãng luật Panama đã giúp thành lập hàng trăm ngàn công ty vỏ bọc để che giấu tài sản cho các chính trị gia và giới siêu giàu toàn cầu, với sự trợ giúp của các đại gia ngân hàng và luật sư. Stefanie Ostfeld, người điều hành văn phòng Hoa Kỳ của nhóm chống tham nhũng Global Witness, nói: "Hồ sơ Panama là bằng chứng mới nhất nhấn mạnh sự bí mật ở Panama. Nhưng điều ít được biết là Hoa Kỳ cũng giống một lãnh thổ bí mật như Panama và nhiều quốc gia Caribbe khác". Việc Hoa Kỳ không cam kết thỏa thuận OECD đang bị các hãng tư vấn trên thế giới tăng cường lợi dụng như một công cụ tiếp thị để thu hút dòng tiền hải ngoại đổ vào các thiên đường thuế bí mật ở Hoa Kỳ như bang Nevada và South Dakota. Hồi tháng 3, các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ ở cả Hạ viện và Thượng viện đã đưa ra dự luật yêu cầu công bố thông tin chủ sở hữu thực sự của các công ty Hoa Kỳ, một nỗ lực chống trốn thuế và rửa tiền.

Năm 2010, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài của Hoa Kỳ (FATCA) và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ bắt đầu khởi tố các ngân hàng Thụy Sĩ cho phép trốn thuế. FATCA buộc các ngân hàng tiết lộ cho Sở Thuế vụ Hoa Kỳ mọi tài khoản ở nước ngoài của công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, FATCA lại không buộc các ngân hàng cung cấp thông tin về người nước ngoài có tài khoản tại Hoa Kỳ cho cơ quan quản lý nước ngoài. Luật sư Bruce Zagaris tại Berliner Corcoran & Rowe LLP chuyên về các quy định thuế và rửa tiền quốc tế cho biết: "Hoa Kỳ không tuân thủ rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế, và do quyền lực chính trị của mình, Hoa Kỳ có thể tiếp tục làm điều đó. Cơ bản đó là quốc gia duy nhất có thể tiếp tục làm điều đó. Những quốc gia khác như Panama cũng muốn làm nhưng lại không thể có vị thế cao như Hoa Kỳ".

Trụ sở chính hãng luật Mossack Fontana tại Panama.

Trụ sở chính hãng luật Mossack Fontana tại Panama.

Trong một tuyên bố ngày 4-4, Tổng thư ký OECD Angel Gurria cho biết: "Panama là cứ địa lớn cuối cùng vẫn tiếp tục cho phép che giấu tiền hải ngoại với các cơ quan thuế và thực thi pháp luật". Tuyên bố này không đề cập Hoa Kỳ, nhà tài trợ lớn nhất của OECD. Giám đốc Chính sách thuế của OECD Pascal Saint-Amans nói, Hoa Kỳ và Panama khác nhau ở chỗ Hoa Kỳ thường xuyên cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật ở các nước khác, ngay cả khi Hoa Kỳ đã không ký vào tiêu chuẩn của OECD. "Chính trị thuận lợi cho Hoa Kỳ và không thuận lợi cho Panama" - luật sư Zagaris nói.

Các tin khác