Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 14)

SBS - Bạo phát, bạo tàn

SBS - Bạo phát, bạo tàn

Dù nhận được sự “chống lưng” của ngân hàng mẹ nhưng kết quả KINH DOANH CTCK Sacombank (SBS) mang lại cho cổ đông và NĐT chỉ là cái vẻ bề ngoài hoành tráng. sbs ĐANG ĐỐI MẶT những con số thua lỗ khủng khiếp và các bê bối tài chính kéo dài.

 > Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 1): PVX - Hành trình đến cổ phiếu bèo

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 2): VCG – Gánh nặng nợ vay

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 3): GTT - Càng phình to, càng đuối sức

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 4): Sông Đà - Từ tham vọng đến thất vọng

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (Bài 5): SAM - Tương lai bất định

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 6): HQC – Từ hàng đầu xuống hàng cuối

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 7): HAP - Phú quý giật lùi

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (Bài 8): Hà Tiên - Kinh doanh để... trả nợ

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 9): QCG - Sai lầm chiến lược kinh doanh?

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 10): MLG - lãi vay ngốn sạch nguồn vốn

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 11): PSI - Vị thế không tạo anh hùng

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 12): VOS - Con tàu mắc cạn

> Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 13): PVA - Tương lai bất định

Đằng sau vẻ hào nhoáng

Mặc dù mới thành lập từ tháng 10-2006, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn SBS đã tạo dựng được vị thế vững chắc trên TTCK và luôn nằm trong số các CTCK lớn nhất Việt Nam, cả về thị phần và số lượng tài khoản khách hàng (SBS hiện nằm trong top 5 CTCK có thị phần môi giới lớn nhất tại HOSE).

Vốn điều lệ ban đầu là 300 tỷ đồng nhưng chưa đầy 1 năm sau, vốn điều lệ của SBS đã đạt 1.100 tỷ đồng và trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn nhất ở thời điểm lúc bấy giờ (tháng 8-2007).

Hiện vốn điều lệ của SBS là 1.266 tỷ đồng. Đặc biệt, SBS là CTCK đi đầu trong việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài. Chẳng hạn, tại thị trường Lào, SBS góp phần quan trọng vào quá trình phát triển của TTCK Lào (LSX) bằng việc tư vấn cổ phần hóa và niêm yết thành công CP của Ngân hàng Ngoại Thương Lào (BCEL), 1 trong 2 doanh nghiệp đầu tiên niêm yết CP tại LSX. Bên cạnh đó, SBS cũng mở thêm 2 CTCK con tại Campuchia và Lào.

NĐT theo dõi giá CP tại SBS. Ảnh: LÃ ANH

NĐT theo dõi giá CP tại SBS. Ảnh: LÃ ANH

Thế nhưng, đằng sau sự hào nhoáng này lại là kết quả kinh doanh bết bát và những bê bối liên quan đến pháp luật. Chẳng hạn, theo BCTC bán niên sau soát xét, hiện vốn chủ sở hữu của SBS đang âm hơn 255 tỷ đồng do lỗ lũy kế lên đến 1.771 tỷ đồng. Với kết quả này, SBS bị UBCKNN đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt kể từ ngày 29-8 do không đáp ứng được chỉ tiêu an toàn tài chính. Làm ăn không hiệu quả đã đành, SBS còn liên tục vi phạm các quy định về niêm yết.

Mới đây, SBS bị HOSE đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 21-9 do chậm nộp BCTC quý II-2012 và hiện chỉ được giao dịch trong 15 phút cuối của phiên giao dịch với giá ở dưới mức 0.3. Đỉnh điểm của những bê bối này là sự kiện Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động CK và thao túng giá CK” xảy ra tại SBS.

Cho dù bị Cơ quan An ninh đưa vào tầm ngắm với những khuất tất trong tài chính đã xảy ra trước đây, nhưng BCTC bán niên 2012 mới đây của SBS lại tiếp tục có sai sót như: hạch toán các khoản đầu tư CK, dự phòng đầu tư CK, hợp tác đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Chẳng hạn, trong phần “Chi tiết các khoản đầu tư tài chính bị giảm giá trong danh mục đầu tư CK tại ngày 31-12-2011”, SBS đang nắm giữ 12,2 triệu cổ phần SBS trị giá, gần 301 tỷ đồng nhưng không trích lập dự phòng giảm giá CK với lý do đây không phải là CP quỹ.

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, nhưng lãnh đạo SBS lại giải thích rất ngây ngô về sai phạm này. Cụ thể, theo giải trình của SBS, số CP này được mua gián tiếp thông qua vốn ủy thác cho một số đối tác khác để thực hiện kinh doanh CK nên không thể coi đây là CP quỹ.

Vì đâu nên nỗi?

Tình trạng bi đát của SBS như hiện nay ngoài lý do khách quan là TTCK diễn biến tiêu cực khiến doanh thu môi giới giảm, nguyên nhân nữa đến từ việc đầu tư tài chính kém hiệu quả. Có thể lấy năm tài chính 2011 làm dẫn chứng. Theo BCTC năm 2011, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của SBS âm gần 800 tỷ đồng, nguyên nhân thua lỗ là khoản trích lập dự phòng giảm giá tài chính hơn 700 tỷ đồng.

Trong đó, trích lập dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn là 511 tỷ đồng và dự phòng đầu tư tài chính dài hạn là 197 tỷ đồng. Không chỉ thua lỗ trong khoản đầu tư bên ngoài, SBS còn lỗ nặng trên chính số CP SBS mà mình đang nắm giữ. Theo BCTC bán niên 2012, SBS đã phải trích lập dự phòng CP SBS được các đối tác thế chấp khi thanh lý hợp đồng ủy thác đầu tư lên đến 263 tỷ đồng trên khoản vốn đầu tư chỉ hơn 300 tỷ đồng.

Việc thành lập 2 công ty con tại nước ngoài của SBS cũng bị đặt dấu hỏi về hiệu quả đầu tư. Điển hình là CTCK Sacombank Campuchia (vốn điều lệ 7 triệu USD), trong đó SBS góp hơn 99,9% vốn, nhưng việc Chính phủ Campuchia liên tục thay đổi thời gian đưa TTCK vào hoạt động khiến chi phí hoạt động của SBS tăng cao.

Ngay cả công ty con tại Lào là CTCK Lanexang (vốn điều lệ 12,5 triệu USD), dù đi vào hoạt động hơn 1 năm nhưng đến nay ngoài thành công duy nhất là tư vấn niêm yết cho Ngân hàng Ngoại thương Lào và tổ chức được vài cuộc hội thảo, hiệu quả cũng chẳng thấy đâu.

Trong khi đó, 7/10 nhân viên được cử sang Lào xin nghỉ, khiến hoạt động của công ty con này gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí hoạt động quá lớn cũng là yếu tố khiến SBS lao đao. Theo thống kê, tổng doanh thu của SBS năm 2011 đạt 953 tỷ đồng trong khi chi phí lãi vay chiếm đến 787 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp 120 tỷ đồng

 Dường như càng thua lỗ, SBS càng muốn “gỡ gạc” bằng cách tăng vốn để tái đầu tư. Cụ thể, Nghị quyết HĐQT thường niên năm 2011 đã thông qua phương án chào bán 10 triệu CP cho cổ đông chiến lược với giá 10.000 đồng/CP. Với bối cảnh TTCK hiện nay thì kế hoạch tăng vốn này xem ra khó có thể thực hiện, vì không tổ chức nào ngu ngơ chịu bỏ tiền mua vào với mức giá 1.0 trong khi giá CP trên thị trường chưa bằng 30%. Tuy nhiên, trong tháng 3-2012, SBS đã kịp thời phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho CTCP Dịch vụ giá trị mới. 800 tỷ đồng này liệu có giúp cho SBS thoát hiểm và CTCP Dịch vụ giá trị mới sẽ được gì khi đáo hạn ở thời điểm 3 năm sau với lãi suất 13%/năm? 

  • Mục tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2012 của SBS đã được ĐHCĐ thường niên 2011 thông qua với các chỉ tiêu sau: nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh từ 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi; giảm lỗ quý II còn 9 tỷ đồng, phấn đấu lợi nhuận quý III là 11,7 tỷ đồng và lợi nhuận quý IV là 15,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận trước thuế của cả năm 2012 vẫn là con số âm 663 tỷ đồng.
  • Do thua lỗ nặng và để cắt giảm bớt hi phí, từ cuối năm 2011, SBS đã thông báo đóng cửa hàng loạt chi nhánh tại TPHCM. Đà Nẵng, Cần Thơ.
  • Theo kết quả kiểm toán soát xét đặc biệt đến ngày 30-6: SBS vẫn hoạt động bình thường với tổng tài sài là 1.480 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 1.736 tỷ đồng, khoản tiền gởi giao dịch CK của NĐT là 207,6 tỷ đồng đang được gửi tại tài khoản chuyên biệt ở Sacombank.

Các tin khác