JVC thoát lỗ nhưng chưa thoát hiểm

(ĐTTCO) - CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC) từng rơi vào tình trạng khủng hoảng sau khi Chủ tịch HĐQT của doanh nghiệp bị bắt vì hành vi “lừa dối khách hàng”. 
Sau nhiều nỗ lực nhằm tái cơ cấu hoạt động, JVC đang dần vượt qua được giai đoạn khó khăn, nhưng với khoản lỗ lũy kế lên đến 1.300 tỷ đồng thì việc gầy dựng lại hình ảnh của doanh nghiệp không hề đơn giản.
CP ra khỏi diện kiểm soát
Hoạt động kinh doanh của JVC gặp khó khăn từ 2016 do những sai phạm của cựu Chủ tịch HĐQT. Việc lãnh đạo cao nhất tại doanh nghiệp bị khởi tố đã ảnh hưởng nặng nề do hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, ngân hàng không tài trợ vốn và khách hàng, nhà cung cấp có nguy cơ không hợp tác. Nhờ sự hỗ trợ kiên định từ cổ đông chiến lược là Hitachi (Nhật Bản) và nỗ lực của ban điều hành mới, JVC đã từng bước lấy lại uy tín đối với khách hàng, nhà cung cấp và ngân hàng. 
 ĐHCĐ của JVC đặt ra mục tiêu doanh thu năm 2017 ước đạt 630 tỷ đồng, lợi nhuận đạt khoảng 19 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ cổ tức dự kiến cho năm 2017 vẫn là 0% nếu vẫn còn lỗ lũy kế.
Cụ thể, đối tác Hitachi đã giao lại cho JVC phân phối ở thị trường miền Nam từ tháng 3-2017, thị trường này JVC bị cắt hợp đồng năm 2016 và đối tác có ý định chuyển sang nhà phân phối khác. Thời gian thanh toán đơn hàng và hạn mức tín dụng cũng được đối tác kéo dài hơn so với trước đó.
Nhờ sự trợ giúp kịp thời này, JVC vẫn giữ được nền tảng cơ bản trên thị trường và đưa hoạt động kinh doanh ổn định trở lại. 
Các đối tác đã quyết định hợp tác chặt chẽ trở lại với JVC. Đối tác Hitachi đã trao lại cho JVC, quyền khai thác 14 tỉnh phía Nam, đồng thời nâng tầm quan hệ trên cơ sở niềm tin mới. Đối tác Fujifilm cũng đã ổn định kênh phân phối film chụp tại miền Bắc với JVC dù trước đây đã bị tước quyền trao cho đối tác khác từ 2016 khi xảy ra khủng hoảng. JVC cũng mở rộng danh mục sản phẩm như hệ thống kiểm soát chống nhiễm khuẩn Sakura, siêu âm xách tay SonoSite Fuji (Top 5 thị phần). Bản thân JVC cũng vẫn giữ được thế mạnh kinh doanh của mình với đội ngũ 200 nhân viên với 35 kỹ thuật viên kinh nghiệm, lành nghề được đào tạo tại các tập đoàn thiết bị y tế nước ngoài và có khả năng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị phức tạp. 
JVC hiện là đại lý duy nhất có khả năng và được chuyển giao hoạt động bảo trì, dịch vụ máy từ Hitachi. Tập đoàn này không phát triển đội ngũ bảo trì tại Việt Nam mà sử dụng nguồn nhân sự của JVC. Các vấn đề về tài chính cũng được JVC xử lý triệt để, các khoản phải thu, nợ khó đòi đã được trích lập dự phòng đầy đủ. Các ngân hàng BIDV, Techcombank, TPBank đã cấp hạn mức tín dụng trở lại 150 tỷ đồng cho JVC.
Kết quả kinh doanh của JVC đã cho thấy sự hồi phục khả quan khi 6 tháng đầu năm 2017, JVC đạt 256 tỷ đồng doanh thu thuần (kỳ kế toán của JVC bắt đầu từ ngày 1-4-2017 đến ngày 31-3-2018). Tương tự, lợi nhuận gộp đạt 65 tỷ đồng, tăng 45% nhờ biên gộp tăng mạnh lên 25,5% từ mức 18,1%, chi phí bán hàng tăng gần 3 lần từ mức 18 tỷ đồng năm lên 51 tỷ đồng trong kỳ này nhờ đẩy mạnh xúc tiến bán hàng. Bù lại, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm hơn 70% xuống 16 tỷ đồng do không phải dự phòng phải thu khó đòi. Hỗ trợ quảng cáo từ nhà cung cấp mang lại 7,5 tỷ đồng.
Do vậy, JVC ghi nhận lợi nhuận sau thuế 4,6 tỷ đồng (so với mức lỗ 46 tỷ đồng cùng kỳ 2016). Nhờ kết quả kinh doanh tăng trở lại, JVC đã được HOSE ra quyết định chuyển JVC từ diện kiểm soát sang diện cảnh báo kể từ ngày 15-12-2017.
JVC thoát lỗ nhưng chưa thoát hiểm ảnh 1
2 phương án thoát lỗ
Dù không còn trong tình trạng thua lỗ, nhưng JVC vẫn còn điểm tồn tại về tài chính là khoản lỗ lũy kế hơn 1.300 tỷ đồng từ các năm trước. Theo phân tích của CTCK MB (MBS), khoản lỗ lũy kế là hậu quả của quá khứ sẽ khiến cho JVC gặp nhiều trở ngại, do CP mới chỉ được đưa ra khỏi diện kiểm soát nhưng vẫn nằm trong diện cảnh báo nên chưa được cho vay ký quỹ. Doanh nghiệp cũng chưa thể chia cổ tức cho cổ đông dù kinh doanh có lãi và có dòng tiền thực dương.
Để quá trình hồi phục có thể đem lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính trọng yếu, thì JVC cần có kế hoạch xử lý khoản lỗ lũy kế này và các khoản phải thu khó đòi thông qua các biện pháp kỹ thuật để làm sạch báo cáo tài chính của mình.
Trên thực tế, trường hợp như của JVC trên thị trường đã có tiền lệ và đã được giải quyết hiệu quả nhờ các biện pháp xử lý tái cấu trúc công ty. Các công ty sau khi loại bỏ được gánh nặng quá khứ đều kinh doanh tốt, đem lại lợi ích cho cổ đông. Theo MBS, về lý thuyết JVC có thể sử dụng nhiều biện pháp tái cấu trúc, nhưng có 2 phương án có thể thực hiện. Phương án đầu tiên là tiến hành sáp nhập 1 công ty khác vào JVC. Công ty mới giữ nguyên tên JVC nhưng thay đổi ghi giảm vốn điều lệ tương ứng để bảo đảm xóa khoản lỗ lũy kế. Do đó, công ty mới không còn lỗ lũy kế và được thị trường đánh giá đúng và đủ giá trị của JVC. 
Phương án 2, JVC sẽ tiến hành tách khoản phải thu khó đòi thành công ty khác. JVC mới thành lập chỉ giữ lại phần đang hoạt động tốt và tiếp tục hoạt động đồng thời loại bỏ phần lỗ lũy kế. Phần tài sản xấu chuyển sang công ty mới tiếp tục thu hồi trong tương lai. Trường hợp thu hồi được, phần thu được sẽ được phân chia theo quyền lợi tương ứng tỷ lệ sở hữu của cổ đông.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Sẽ có 'thiên nga đen' trong năm 2025?

Sẽ có 'thiên nga đen' trong năm 2025?

(ĐTTCO) - Khi năm 2024 khép lại, câu hỏi được nhà đầu tư quan tâm nhất là thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ như thế nào, và liệu VN Index sẽ có những đợt lao dốc kinh hoàng?

Đầu tư công là tâm điểm đầu tư năm 2025

Đầu tư công là tâm điểm đầu tư năm 2025

ĐTTCO) - Đây là nhận định được ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc khối phân tích Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) chia sẻ tại buổi offline “Đón sóng đầu tư Trump 2.0" được tổ chức sáng 29-12, tại Trường ĐH Văn Lang (VLU).

Tiền vào chứng khoán lại ‘tụt áp’

Tiền vào chứng khoán lại ‘tụt áp’

(ĐTTCO) - Dù chỉ số chốt phiên hôm nay 23-12 trong sắc xanh, nhưng thanh khoản của thị trường lại đi xuống với 12.300 tỷ đồng được giao dịch trên sàn HoSE.

Cổ đông VNDirect lo mất… Tết

Cổ đông VNDirect lo mất… Tết

(ĐTTCO) - Việc hệ thống giao dịch bị tấn công mạng cuối tháng 3, là một trong những nguyên nhân khiến cho CTCP Chứng khoán VNDirect (VND) rơi vào tình cảnh khá bi đát, khi thị phần môi giới và lợi nhuận liên tục đi xuống.

TTC Land (SCR) tăng vốn thành công

TTC Land (SCR) tăng vốn thành công

(ĐTTCO)-Vừa qua, TTC Land đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chấp thuận báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ.

Nội, ngoại tranh mua chứng khoán

Nội, ngoại tranh mua chứng khoán

(ĐTTCO) - Như “lò xo” bị nén lâu ngày, VN Index bật tăng hơn 27 điểm trong phiên 5-12 khi các nhà đầu tư nội, ngoại cùng tranh mua cổ phiếu.

Nhà đầu tư 'tiến thoái lưỡng nan' với DIC Corp

Nhà đầu tư 'tiến thoái lưỡng nan' với DIC Corp

(ĐTTCO) - Gần đây, các CTCK tạm thời ngừng đưa ra định giá với cổ phiếu DIG của Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp). Nguyên nhân do doanh nghiệp đang trong quãng thời gian khó khăn và nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Khối ngoại ‘chốt lời’ FPT

Khối ngoại ‘chốt lời’ FPT

(ĐTTCO) - Sau chuỗi mua ròng mạnh trước đó, hôm nay khối ngoại quay sang bán ròng FPT, khiến mã này giảm mạnh và tác động tiêu cực lên chỉ số.

KBSV lần thứ 2 vào Top 100 doanh nghiệp bền vững

KBSV lần thứ 2 vào Top 100 doanh nghiệp bền vững

(ĐTTCO) - Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính có hoạt động ESG nổi bật, lần thứ 2 liên tiếp vinh dự được VCCI công bố lọt vào danh sách Top 100 doanh nghiệp bền vững CSI 2024.

FPT ‘vụt sáng’ giữa làn sóng bán tháo

FPT ‘vụt sáng’ giữa làn sóng bán tháo

(ĐTTCO) - Dù khối ngoại duy trì trạng thái mua ròng, nhưng ở chiều ngược lại nhà đầu tư nội đẩy mạnh “xả hàng”, khiến VN Index đứt mạch tăng sau phiên hôm nay 27-11.