Kế hoạch G11 và toan tính lập liên minh “chống Trung Quốc” của ông Trump

(ĐTTCO) - Ý tưởng mở rộng G7 không chỉ vì nhóm này “lỗi thời” mà còn là kế hoạch thành lập liên minh chống Trung Quốc của Tổng thống Trump.

Muốn thành lập G11?

Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch mời Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga tham gia Hội nghị Thượng đỉnh G7 sắp tới, một động thái được nhiều nhà quan sát cho rằng ông Trump đang cố gắng xây dựng một khối liên minh nhằm kiềm chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

ke hoach g11 va toan tinh lap lien minh "chong trung quoc" cua ong trump hinh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: DPA

Tổng thống Trump vẫn chưa tiết lộ liệu ông có muốn biến G7 thành G11 vĩnh viễn hay không, song ông khẳng định hôm 30/5 rằng ông muốn mời 4 nước trên tham dự Thượng đỉnh G7 và "chê" nhóm này nay đã "rất lỗi thời".

Người phát ngôn Nhà Trắng Alyssa Farah cho biết, Tổng thống Trump muốn Hội nghị Thượng đỉnh này sẽ thảo luận về Trung Quốc, đồng thời thông báo về sự leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đối với những vấn đề như cách xử lý Covid-19 và Hong Kong.

Cả Hàn Quốc và Australia đều là những đồng minh lâu dài của Mỹ. Thậm chí Australia còn ủng hộ lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch Covid-19, cũng như thể hiện sự quan ngại về luật an ninh Hong Kong mà Quốc hội Trung Quốc đã thông qua.

Ấn Độ, quốc gia nằm trong trung tâm chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ, cũng có một loạt những bất đồng với Trung Quốc, trong đó có những căng thẳng về biên giới hiện nay tại Ladakh.

Tuy nhiên, Nga lại là quốc gia đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và quan hệ về kinh tế với Trung Quốc. Đây cũng là quốc gia đã bị loại khỏi G8 vào thời điểm Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Dù vậy, ông Trump đã một vài lần đề xuất quốc gia này nên quay lại G7 do tầm quan trọng chiến lược toàn cầu của Moscow.

Liên minh chống Trung Quốc

Ni Feng, Giám đốc Viện Nghiên cứu Mỹ tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định, Tổng thống Trump đang cố gắng huy động sự ủng hộ từ các đồng minh của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.

"Ý định của ông Trump rất đơn giản: cô lập Trung Quốc. Đây chỉ là khởi đầu và nhiều biện pháp kiềm chế hơn sẽ được đưa ra", nhà phân tích Ni đánh giá.

John Lee - một học giả cấp cao tại Viện Hudson, think tank tại Washington thì cho rằng Mỹ "có lẽ đang tìm cách thúc đẩy một chính sách nhằm đặt trách nhiệm lên vai Trung Quốc khi nước này thất bại trong kiểm soát Covid-19 và để đại dịch này lan rộng".

Sự xuất hiện của nhóm mới này sẽ khiến Trung Quốc lo ngại khi bị "loại ra khỏi các tổ chức đang hình thành", ông Lee - người hiện cũng là một chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney cho biết.

Trung Quốc đã tìm cách tăng cường ảnh hưởng trong những thể chế và tổ chức đa phương trong 1 thập kỷ qua, vốn đi cùng với sự nổi lên về quyền lực kinh tế và là mối lo ngại ngày càng gia tăng với Mỹ.

Chẳng hạn, Tổng thống Trump đã dẫn ra việc Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi ông tuyên bố Mỹ sẽ chấm dứt quan hệ với tổ chức này.

Ý tưởng mở rộng G7 (gồm các nước Mỹ, Italy, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản và Canada) là nỗ lực mới đây nhất của ông Trump nhằm thiết lập một liên minh quốc tế không có Trung Quốc.

Ngày 29/5, Anh cho biết nước này đang hối thúc Mỹ hình thành một câu lạc bộ gồm 10 quốc gia có thể tự phát triển công nghệ 5G và giảm sự phụ thuộc vào tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

Trên mặt trận kinh tế, Mỹ đã khởi động một sáng kiến mang tên Mạng lưới Thịnh vượng Kinh tế nhằm đưa các quốc gia và doanh nghiệp xích lại gần nhau để "vận hành theo một hệ giá trị chung".

Shahar Hameiri, giáo sư tại Trường Khoa học Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Queensland cho biết cần phải "thẳng thắn đánh giá" rằng kế hoạch của Tổng thống Trump nhằm mở rộng G7 có liên quan tới sự đối đầu ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Có lẽ chúng ta đang ở thời điểm mà sự tách rời giữa 2 nước lớn là Mỹ và Trung Quốc diễn ra. Việc này thể hiện ở những nỗ lực gia tăng nhằm phát triển thêm các nền tảng hoặc tổ chức ra chính sách quốc tế loại trừ sự tham gia của Trung Quốc", chuyên gia Shahar Hameiri cho biết.

Nhà phân tích này đánh giá Trung Quốc có thể trải qua "cú đánh mạnh" nếu nước này bị loại khỏi bất kỳ sáng kiến mới nào do Mỹ dẫn đầu, vốn có thể "thúc đẩy một hình thức tổ chức kinh tế quốc tế khác, tách rời khỏi hệ thống toàn cầu hóa mà Trung Quốc đang được hưởng lợi".

Đồng minh thận trọng

Wang Wen, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Renmin, Bắc Kinh nhận định Mỹ sẽ không thể "hình thành một chiến tuyến chiến tranh lạnh toàn cầu chống lại Trung Quốc".

"Các quốc gia khác đều không muốn chọn giữa Mỹ và Trung Quốc", chuyên gia Wang nhận định, đồng thời cho rằng việc hoãn tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G7 đã phản ánh điểm yếu của Mỹ giữa bối cảnh nước này vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn dịch Covid-19.

Tổng thống Trump đã hy vọng sẽ tổ chức Thượng đỉnh G7 vào tháng 6 nhằm thể hiện cuộc sống đã "quay lại bình thường" trong dịch Covid-19 song kế hoạch này đã không thể diễn ra sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Đức Angela Merkel từ chối lời mời này.

Tổng thống Trump cho biết ông muốn các nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau trực tiếp tại Washington vào tháng 9 hoặc muộn hơn.

Chuyên gia Shahar Hameiri cũng cho rằng hiện vẫn chưa rõ liệu có bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong G7 không diễn ra hay không. Các quốc gia trong G7 cũng như các nước liên quan đến kế hoạch mới của Tổng thống Trump đều có quan hệ làm ăn và lợi ích thương mại với Trung Quốc. Do đó, để đạt được sự nhất trí chung trong nỗ lực kiềm chế và cô lập Trung Quốc sẽ không phải điều dễ dàng.

Chẳng hạn, bất chấp những căng thẳng hiện nay giữa Trung Quốc và Australia liên quan đến cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất và là nhà xuất khẩu lớn nhất của Australia.

James Laurenceson, Giám đốc Viện Quan hệ Australia - Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ Sydney nhận định, các quan chức Australia rất thận trọng với đề xuất của Tổng thống Trump.

"Đây rõ ràng là nỗ lực huy động một nhóm chống Trung Quốc của Tổng thống Trump, đối tác thương mại lớn nhất của Australia, và đưa Nga vào quá trình này, quốc gia mà Australia đã công khai chỉ trích trước đó. Tôi không nghĩ là mình sẽ đồng ý với kế hoạch này", chuyên gia Laurenceson nhận định.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

Các container nằm tại cảng Los Angeles, California, ngày 8-7

Ông Trump áp thuế 50% lên Brazil

(ĐTTCO) - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 9-7 cho biết Hoa Kỳ sẽ áp thuế 50% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Brazil, sau cuộc tranh cãi với người đồng cấp nước này. 

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

Nasdaq lập kỷ lục mới nhờ Nvidia; Giá dầu ổn định

(ĐTTCO) - Chỉ số S&P 500 tăng điểm vào thứ Tư (9-7), khi cổ phiếu Nvidia đạt được một cột mốc quan trọng và nhà đầu tư theo dõi những cập nhật thuế quan mới nhất từ Tổng thống Trump. Giá dầu ổn định, khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ tăng vào tuần trước.

Ông Hun Sen: 'Thái Lan đã tự ném đá vào chân mình'

Ông Hun Sen: 'Thái Lan đã tự ném đá vào chân mình'

(ĐTTCO) - Ông Hun Sen đã đề xuất rằng vì chính quyền Thái Lan đã đàn áp Ohkna Kok An, người mà ông có mối quan hệ chặt chẽ, nên tòa án Thái Lan cũng nên mở cuộc điều tra đối với gia đình Thaksin. 

Nam Á hướng về Đông Nam Á để cân bằng với Trung Quốc

Nam Á hướng về Đông Nam Á để cân bằng với Trung Quốc

(ĐTTCO) - Từ New Delhi đến Dhaka đến Colombo, các chính phủ và doanh nghiệp đang tìm kiếm sự hợp tác sâu sắc hơn với các nước ASEAN trên nhiều lĩnh vực, tìm kiếm chuỗi cung ứng thay thế, tiếp cận thị trường rộng hơn và quan hệ đối tác chiến lược hơn.

Vàng thế giới giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại

Vàng thế giới giảm hơn 1% do lạc quan về thương mại

(ĐTTCO) - Giá vàng đã giảm hơn 1%, bị ảnh hưởng bởi một số lạc quan về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại, trong khi đồng đô la Mỹ mạnh hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã gây thêm áp lực lên vàng.

Kinh tế toàn cầu lại bị tác động vòng thuế mới của ông Trump?

Kinh tế toàn cầu lại bị tác động vòng thuế mới của ông Trump?

(ĐTTCO) - Trong một động thái gây chấn động các thị trường quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8-7 chính thức công bố mức thuế quan bổ sung từ 25-40% với hàng hóa nhập khẩu từ 14 quốc gia, trong đó có nhiều nền kinh tế châu Á. Quyết định này làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy mới của xung đột thương mại toàn cầu, đồng thời đặt Việt Nam và các nước khu vực vào thế khó xử về cả chiến lược xuất khẩu lẫn chính sách kinh tế vĩ mô.

3 đồng tiền điện tử đáng chú ý trong tuần thứ 2 tháng 7

3 đồng tiền điện tử đáng chú ý trong tuần thứ 2 tháng 7

(ĐTTCO) - Tuần mới đã bắt đầu với đà tăng mạnh mẽ trên thị trường tiền điện tử, với tổng vốn hóa toàn cầu ghi nhận mức tăng hơn 1% trong vòng 24 giờ qua. Sau đây, 3 đồng tiền số tăng giá mạnh nhất cần chú ý trong tuần thứ 2 của tháng 7.