Phiên khai mạc được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và đông đảo nhân dân cả nước cùng theo dõi.
Trước đó, các vị đại biểu Quốc hội đã vào Lăng đặt vòng hoa và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật: xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự án luật khác.
Trong số các dự án luật Quốc hội xem xét thông qua, có một số dự án luật quan trọng, được dư luận xã hội quan tâm như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật Quy hoạch...
Cùng với đó, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các vấn đề quan trọng của đất nước.
Quốc hội sẽ thảo luận về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.
Các đại biểu Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018; Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với thời lượng được nâng lên từ 2,5 ngày lên 3 ngày.
Đây là điểm mới so với các kỳ họp trước đây với mục đích dành thời gian để các đại biểu Quốc hội tranh luận tại hội trường về những vấn đề quan tâm.
Dự kiến kỳ họp kéo dài đến 21/6.
Trước đó, các vị đại biểu Quốc hội đã vào Lăng đặt vòng hoa và viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, Quốc hội họp phiên trù bị để thảo luận, thông qua Chương trình kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng pháp luật: xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự án luật khác.
Trong số các dự án luật Quốc hội xem xét thông qua, có một số dự án luật quan trọng, được dư luận xã hội quan tâm như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật Quy hoạch...
Cùng với đó, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các vấn đề quan trọng của đất nước.
Quốc hội sẽ thảo luận về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016.
Các đại biểu Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018; Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018; Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Tại Kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với thời lượng được nâng lên từ 2,5 ngày lên 3 ngày.
Đây là điểm mới so với các kỳ họp trước đây với mục đích dành thời gian để các đại biểu Quốc hội tranh luận tại hội trường về những vấn đề quan tâm.
Dự kiến kỳ họp kéo dài đến 21/6.
Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý, các vị đại diện các Đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế đã đến dự Phiên khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và đất nước có nhiều chuyển biến với nhiều thuận lợi nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của nhân dân và toàn bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã tiếp tục đạt được những kết quả tích cực.
Bên cạnh những thuận lợi, đất nước vẫn còn tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Kinh tế tiếp đà tăng trưởng nhưng chưa bền vững, một số chỉ tiêu cơ bản chưa đạt, đặc biệt là sản xuất công nghiệp, nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Biến đối khí hậu tiếp tục gây ra hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên, khoáng sản đang diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội; ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều nơi nhưng việc khắc phục và cải thiện còn chậm.
Các vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; trong quản lý, sử dụng đất đai; các hiện tượng tham nhũng, lãng phí vẫn là những vấn đề mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, lo lắng…
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiệm vụ đặt ra cho thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải tăng cường đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết quan trọng vừa được Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII thông qua; hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, tạo thế và lực đưa đất nước vững vàng bước vào chặng đường phát triển tiếp theo.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ ba có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng các đòi hỏi của tình hình mới.
Do vậy, hoạt động lập pháp tiếp tục là nội dung trọng tâm của kỳ họp. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự án luật khác.
Các dự án Luật được xem xét tại kỳ họp này đều là những văn bản quan trọng, được cử tri và xã hội quan tâm. Một số dự án liên quan đến quyền con người, quyền công dân, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành kinh tế-xã hội.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, 13 dự án luật đã được chỉnh lý hoàn thiện, đáp ứng đủ các điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Trong lĩnh vực giám sát, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về Báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016; thảo luận và thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018; nghe Báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ hai của Quốc hội.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội sẽ tăng thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn lên ba ngày.
Bên cạnh đó, các báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu.
Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thảo luận Báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Cùng với các nội dung quan trọng trên, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thảo luận và quyết định một số dự án quan trọng khác.
Nhấn mạnh Kỳ họp thứ ba có khối lượng công việc lớn, với nhiều nội dung quan trọng, Chủ tịch Quốc hội cho biết, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và hành động vì lợi ích của nhân dân, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường tính tranh luận, đối thoại và giải trình để nâng cao chất lượng các phiên họp.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, tập trung nghiên cứu tài liệu, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần vào thành công kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
Tiếp theo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và đất nước có nhiều chuyển biến với nhiều thuận lợi nhưng cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nỗ lực của nhân dân và toàn bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã tiếp tục đạt được những kết quả tích cực.
Bên cạnh những thuận lợi, đất nước vẫn còn tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Kinh tế tiếp đà tăng trưởng nhưng chưa bền vững, một số chỉ tiêu cơ bản chưa đạt, đặc biệt là sản xuất công nghiệp, nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
Biến đối khí hậu tiếp tục gây ra hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Vi phạm pháp luật trong khai thác tài nguyên, khoáng sản đang diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội; ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều nơi nhưng việc khắc phục và cải thiện còn chậm.
Các vi phạm trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; trong quản lý, sử dụng đất đai; các hiện tượng tham nhũng, lãng phí vẫn là những vấn đề mà cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, lo lắng…
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, nhiệm vụ đặt ra cho thời gian tới là rất nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải tăng cường đoàn kết, thống nhất tư tưởng và hành động, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết quan trọng vừa được Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa XII thông qua; hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2017, tạo thế và lực đưa đất nước vững vàng bước vào chặng đường phát triển tiếp theo.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Kỳ họp thứ ba có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp tục thể chế hóa các quy định của Hiến pháp 2013, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu nền kinh tế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội, đáp ứng các đòi hỏi của tình hình mới.
Do vậy, hoạt động lập pháp tiếp tục là nội dung trọng tâm của kỳ họp. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 5 nghị quyết và cho ý kiến về 5 dự án luật khác.
Các dự án Luật được xem xét tại kỳ họp này đều là những văn bản quan trọng, được cử tri và xã hội quan tâm. Một số dự án liên quan đến quyền con người, quyền công dân, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành kinh tế-xã hội.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, 13 dự án luật đã được chỉnh lý hoàn thiện, đáp ứng đủ các điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Trong lĩnh vực giám sát, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận về Báo cáo giám sát tối cao của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016; thảo luận và thông qua Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội và Nghị quyết về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2018; nghe Báo cáo giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ hai của Quốc hội.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Quốc hội sẽ tăng thời gian cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn lên ba ngày.
Bên cạnh đó, các báo cáo của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu.
Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thảo luận Báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Cùng với các nội dung quan trọng trên, Quốc hội sẽ nghe báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thảo luận và quyết định một số dự án quan trọng khác.
Nhấn mạnh Kỳ họp thứ ba có khối lượng công việc lớn, với nhiều nội dung quan trọng, Chủ tịch Quốc hội cho biết, với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và hành động vì lợi ích của nhân dân, tại kỳ họp này Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, tăng cường tính tranh luận, đối thoại và giải trình để nâng cao chất lượng các phiên họp.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, tập trung nghiên cứu tài liệu, đồng thời phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến, góp phần vào thành công kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước.
Tiếp theo, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2017.