Tuy nhiên, phần lớn thị phần cho vay tiêu dùng của các CTTC vẫn nằm trong tay FE Credit, Home Credit và HDSaison. Các CTTC này không ngừng đầu tư, đổi mới để giữ vững chỗ đứng trên thị trường.
Tốc độ tăng trưởng
Từ năm 2015 đến nay, FE Credit đã có những bước phát triển nhanh chóng, tổng tài sản và thu nhập từ lãi liên tục tăng cao qua các năm. Năm 2016, tổng tài sản tăng 58,2% so với 2015, đạt 36.522 tỷ đồng; thu nhập từ lãi thuần tăng gấp đôi đạt 7.907 tỷ đồng.
Hết năm 2017, dư nợ của FE Credit tăng 40%, đạt gần 45.000 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng gần 68%, từ gần 2.000 tỷ đồng trong năm 2016 lên 3.358 tỷ đồng. Trong khi đó, đại diện Home Credit cho biết CTTC này đã có hơn 7,2 triệu khách hàng trong vòng 10 năm hoạt động tại Việt Nam, 9.200 điểm bán và tổng doanh thu năm 2017 đạt trên 28.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cách đây 2 năm.
Hiện các CTTC được đối tác ngoại chuyển nhượng lại trong thời gian gần đây được xem là đối thủ có khả năng tác động đến thị phần cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này cũng cần thời gian vì cho vay tiêu dùng là hoạt động rủi ro, không chỉ mạnh về vốn và dịch vụ, mà còn phải am hiểu thị trường và có biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp. Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia |
Theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, năm 2017 tín dụng tiêu dùng ước tăng 65% (năm 2016 tăng 50,2%). Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng tăng từ 12,3% năm 2016 lên 18% năm 2017. Dự báo năm 2018 tín dụng tiêu dùng có thể tiếp tục tăng trưởng cao và là mảng hoạt động chiến lược, nhiều tiềm năng của các TCTD.
Theo Stoxplus, trên thị trường tài chính tiêu dùng, CTTC là nhóm có tốc độ tăng dư nợ tín dụng tiêu dùng cao nhất trong 3 năm gần đây, bình quân khoảng 44%. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng cũng là điểm hấp dẫn lớn đối với mảng này.
Trong một báo cáo đưa ra năm 2017, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của phân khúc cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đạt khoảng 20%, trong khi đó NIM trung bình của ngành NH chỉ ở mức 2,9%. Một con số thực tế là năm 2017 hệ số NIM của HD Saison đã đạt đến 27,38%. Như vậy, dù tiến vào thị trường ngách với khoản vay chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng cho những đối tượng có thu nhập thấp, nhưng cho vay tiêu dùng mang đến lợi nhuận rất lớn.
Sôi nổi gia nhập thị trường
Sôi nổi gia nhập thị trường
Theo bà Nguyễn Minh Châu, Chủ tịch HĐTV CTTC TNHH MB Shinsei (Mcredit), năm 2018 Mcredit đặt mục tiêu tổng dư nợ 5.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng, với 752 điểm giới thiệu dịch vụ phủ sóng trên 50 tỉnh thành. Kỳ vọng của Mcredit trong năm nay đạt mục tiêu top 5 CTTC tiêu dùng an toàn và hoạt động hiệu quả. Ngày 28-2 vừa qua, Mcredit công bố tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng.
Mới đây, CTTC Điện lực (EVN Finance) cho biết đã được NHNN chấp thuận bổ sung hoạt động cho vay, bao gồm cho vay trả góp và cho vay tiêu dùng, góp thêm một gương mặt với trong thị trường cho vay tiêu dùng. Trước đây, EVN Finance chỉ cấp tín dụng cho doanh nghiệp, cá nhân trong ngành điện.
FE Credit vẫn là những tên tuổi quen thuộc với người dân có nhu cầu vay tiêu dùng trả góp nhờ độ phủ rộng.
Bên cạnh đó, các thương vụ mua bán CTTC cũng đang diễn ra sôi động. Trong một thông báo trên sàn giao dịch chứng khoán ngày 24-1, Shinhan Financial Group cho biết Shinhan Card sẽ mua 100% cổ phần của CTTC Prudential Việt Nam (PVFC) với giá 161,4 tỷ won (150,8 triệu USD).
Mục đích mua lại PVFC nhằm mở rộng mảng kinh doanh tài chính tiêu dùng tại Việt Nam vốn đang có mức tăng trưởng 2 con số. Công ty TNHH Thẻ Lotte của Hàn Quốc mới đây cũng đã hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại CTTC TNHH MTV Kỹ thương (TechcomFinance), chính thức gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.
Đầu tháng 2, VNPT thông báo đã bán đấu giá thành công CTTC Bưu điện cho một NH, giá khởi điểm đấu giá chỉ 500 tỷ đồng. Nhưng theo ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐTV VNPT, CTTC Bưu điện đã được bán với mức giá cao hơn mức định giá của VNPT đưa ra, và hiện đang hoàn tất hồ sơ để chính thức ký hợp đồng bán lại.
Không dễ thay đổi thị phần
Không dễ thay đổi thị phần
Về lý thuyết, sự góp mặt và tham vọng của hàng loạt CTTC đang hứa hẹn mang lại một thị trường tài chính tiêu dùng đầy tính cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện nay có 16 CTTC đang hoạt động nhưng 80% thị phần nằm trọn trong tay 4 công ty lớn: FE Credit, Home Credit, HDSaison, Prudential Finance. Theo Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC), các CTTC này đã cung cấp cho CIC thông tin của 14,3 triệu khách hàng cá nhân.
Ghi nhận thực tế của ĐTTC cũng cho thấy Home Credit, FE Credit, HD Saison vẫn là những tên tuổi quen thuộc với người dân có nhu cầu vay tiêu dùng trả góp nhờ độ phủ rộng. Hiện cũng chỉ có nhóm này chạy đua liên kết với các nhà bán lẻ để mở rộng phạm vi hoạt động, tăng độ nhận diện đối với khách hàng, đồng thời không ngừng nâng cấp về tài chính và dịch vụ.
Chẳng hạn tháng 1 vừa qua, HD Saison thay đổi mức vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng lên 1.100 tỷ đồng. Đầu năm nay, FE Credit tiếp tục vay 50 triệu USD từ Lion Asia I (RB) Limited để bổ sung nguồn vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh, giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường tài chính tiêu dùng và đáp ứng nhiều hơn nhu cầu tài chính của hàng triệu người dân Việt Nam.
Còn Home Credit hiện đang nỗ lực phát triển dịch vụ, tăng số lượng tư vấn viên, điểm bán, phát hành thẻ tín dụng. Ông Allan Meldgaard, Giám đốc Kinh doanh trực tuyến của Home Credit Việt Nam, cho biết sắp tới các khách hàng mới của Home Credit có thể đăng ký vay tiền mặt trực tuyến thông qua ứng dụng di động, thay vì phải đi đến gặp trực tiếp nhân viên tư vấn như trước đây với hạn mức tín dụng lên tới 80 triệu đồng.
Cạnh tranh khốc liệt
Cạnh tranh khốc liệt
Theo một chuyên gia tài chính, các CTTC không chỉ cạnh tranh với nhau trên thị trường truyền thống mà còn cạnh tranh tương tác kỹ thuật số. Hiện nay, mô hình dịch vụ cho vay ngang hàng (peer-to-peer) kết nối trực tiếp người cho vay và người đi vay, xử lý toàn bộ quá trình cho vay thông qua các nền tảng trực tuyến đang là thử thách đối với các TCTD. Đa số người tiêu dùng ngày nay cũng chuộng việc đăng ký vay trực tuyến, đặc biệt là người vay trẻ. Vì vậy, các CTTC giữ thị phần lớn cũng phải thay đổi để thích nghi với tình hình mới, khi các công ty này đều số hóa, tự động hóa quy trình phục vụ khách hàng.
Trong khi đó, nhóm các CTTC còn lại vẫn chưa có nhiều chiến lược đáng kể để gia nhập cuộc đua. Hiện Mcredit dù đã mở rộng mạng lưới điểm giới thiệu dịch vụ phủ rộng 37 tỉnh thành với gần 1.000 điểm giới thiệu dịch vụ, tiếp cận 199.421 khách hàng, nhưng thương hiệu Mcredit vẫn còn khá mờ nhạt trên thị trường, độ phủ còn thấp.
Hay CTTC tiêu dùng SHB (SHBFC) đi vào hoạt động kinh doanh đầu quý III-2017, cho biết sẽ đẩy mạnh phát triển cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin nào về hoạt động của công ty này. CTTC TNHH MTV Cộng Đồng cũng trong tình trạng tương tự.