Đây là nguyên nhân khiến các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực BH tại Việt Nam bùng nổ những năm gần đây. Điều này khác với thời điểm trước năm 2011, khi hình thức các nhà BH quốc tế thành lập công ty 100% vốn ngoại để tham gia thị trường Việt Nam khá phổ biến.
Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh một ngành non trẻ và cạnh tranh quyết liệt, mô hình hợp tác với doanh nghiệp BH trong nước hiểu biết về thị trường, pháp luật và văn hóa kinh doanh, sẽ là cách nhanh nhất để NĐTNN tham gia thị trường. Do cạnh tranh gay gắt sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới và quan hệ hợp tác sẽ là hình thức M&A.
Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), hầu hết công ty BH đang niêm yết và hoạt động hiệu quả đã hoàn thành việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước nước ngoài. Điển hình như Sumitomo của CTCP Tập đoàn Bảo Việt (BVH), HDI Global SE (Talanx sở hữu 100%) của CTCP PVI (PVI), Samsung Fire and Marine Insurance của Tổng CTCP Bảo hiểm Petrolimex (PGI), DongBu của Tổng CTCP Bảo hiểm bưu điện (PTI), Fairfax của Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIC) hoặc AXA của Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Minh (BMI). Vì vậy, cơ hội cho những thương vụ mới có thể không nhiều như những năm vừa qua.
Đối với BH nhân thọ, hầu hết doanh nghiệp BH là công ty nước ngoài, thậm chí là những công ty BH hàng đầu thế giới với năng lực vốn mạnh và chuyên môn lâu đời. Thống kê cho thấy có đến 18 công ty BH nhân thọ cạnh tranh trong thị trường quy mô rất nhỏ, sẽ là thách thức đối với các NĐT mới tham gia thị trường.
Trong khi đó, các doanh nghiệp BH phi nhân thọ, tỷ trọng trong tổng phí BH của BH xe cơ giới và BH sức khỏe tăng từ 46% năm 2011 lên 61% vào cuối tháng 6-2018. Điều này cho thấy trọng tâm của ngành đã chuyển từ bán buôn (cung cấp BH cho các công ty) sang bán lẻ (cung cấp BH cho cá nhân). Tuy nhiên, các sản phẩm chất lượng cho khách hàng cá nhân vẫn còn thiếu. Vì vậy, tiềm năng của phân khúc này cho các công ty BH nước ngoài vẫn còn.