Khoản cấn trừ 1.600 tỷ đồng tại STB ký kết từ 2012

Trong phần thuyết minh số 15 trên bảng cân đối kế toán hợp nhất 2012 của Sacombank (mã STB) nói về các khoản phải thu khác trị giá 4.690 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là “tài sản cấn trừ nợ gia đình ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng này, trị giá 1.597 tỷ đồng". Đây là các khoản cấn trừ bằng CP của ông Đặng Văn Thành và con trai ông là Đặng Hồng Anh, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, nhằm thanh toán các khoản cho vay, đầu tư trái phiếu và phải thu khác. Các CP này được phong tỏa tại tài khoản lưu ký CTCK Sacombank-SBS.

Trong phần thuyết minh số 15 trên bảng cân đối kế toán hợp nhất 2012 của Sacombank (mã STB) nói về các khoản phải thu khác trị giá 4.690 tỷ đồng, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là “tài sản cấn trừ nợ gia đình ông Đặng Văn Thành, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng này, trị giá 1.597 tỷ đồng". Đây là các khoản cấn trừ bằng CP của ông Đặng Văn Thành và con trai ông là Đặng Hồng Anh, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, nhằm thanh toán các khoản cho vay, đầu tư trái phiếu và phải thu khác. Các CP này được phong tỏa tại tài khoản lưu ký CTCK Sacombank-SBS.

Từ một khoản mục

Vào ngày 5-12-2012, thỏa thuận trên của STB với ông Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh đã được ký kết với các nội dung: STB sử dụng 7,43% tỷ lệ sở hữu cổ phần của ngân hàng này, tương đương 79,84 triệu cổ phần của ông Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh theo giá thỏa thuận 20.000 đồng/CP, để cấn trừ với khoản phải thu: 172 tỷ đồng từ Công ty Tín Việt; số dư còn lại là 1.425 tỷ đồng cho các khoản cho vay theo Hợp đồng ủy quyền không hủy ngang được công chứng vào ngày 10-10-2012 gồm: khoản cho vay Sacomreal 678 tỷ đồng, khoản đầu tư của STB vào trái phiếu của Sacomreal 329 tỷ đồng, khoản cho Thành Thành Công vay 18 tỷ đồng, khoản đầu tư của STB vào trái phiếu của Thành Thành Công trị giá 192 tỷ đồng, khoản đầu tư của STB vào trái phiếu của Công ty Đặng Huỳnh 148 tỷ đồng, khoản cho vay Công ty Thành Ngọc 59 tỷ đồng.

Tư vấn cho khách hàng tại Sacombank. Ảnh: L. THANH

Tư vấn cho khách hàng tại Sacombank. Ảnh: L. THANH

Theo thỏa thuận này, ông Thành và ông Hồng Anh ủy quyền cho HĐQT STB được toàn quyền thực hiện các công việc liên quan đến quyền sở hữu: toàn quyền mua, bán định đoạt, sở hữu cổ phiếu STB theo quy định của pháp luật; liên hệ, làm việc với các cơ quan quản lý TTCK để thực hiện các thủ tục liên quan đến STB như quyết định đặt lệnh giao dịch, lưu ký chứng khoán, rút tiền mặt hoặc chuyển tiền, yêu cầu tra cứu thông tin, nhận sao kê số dư chứng khoán, tiền trên tài khoản đối với giao dịch phát sinh từ mã STB kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền…

Theo đó, ngày 11-12-2012, STB đã ký các biên bản thanh lý với các đối tượng vay/phát hành trái phiếu nêu trên, hạch toán khỏi các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu tương ứng, đồng thời giải chấp các tài sản liên quan. Sacombank cũng ghi nhận toàn bộ giá trị khoản cấn trừ trị giá 1.597 tỷ đồng tương ứng giá trị thỏa thuận của số CP nêu trên trong khoản mục tài sản khác như là các tài sản cấn trừ nợ.

Đến nhiều câu hỏi

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản những khoản cho vay hay đầu tư trái phiếu của STB với các công ty như Tín Việt, Thành Thành Công, Đặng Huỳnh, Thành Ngọc có liên quan đến ông Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh.

Vì vậy, 2 ông này đã sử dụng 79,84 triệu cổ phần của mình để cấn trừ mà dư luận cho rằng Sacombank “siết nợ” từ 2 ông. Ở đây khoan bàn chi tiết về câu chuyện siết nợ hay những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ của ngân hàng, xung quanh sự kiện này cũng đặt ra những câu hỏi.

Ngày 2-4 vừa qua, STB đã gửi công văn giải trình đến UBCKNN và HOSE để giải trình về các giao dịch thỏa thuận với ông Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh. Theo công văn này, ngày 12-3-2013, STB đã gửi Công văn 771/CV-KT báo cáo về việc STB thực hiện các giao dịch thỏa thuận với ông Đặng Văn Thành và Đặng Hồng Anh và các công ty liên quan trong năm tài chính 2012.

Nhưng do sơ suất, bộ phận văn thư ngân hàng đã làm thất lạc nên báo cáo này chưa đến được với các cơ quan quản lý. Vì vậy, STB xin được giải trình sự việc gửi lại Công văn 771/CV-KT, đồng thời nghiêm túc ghi nhận thiếu sót để chấn chỉnh trong thời gian tới.

Nhưng ở đây cần lưu ý thỏa thuận cấn trừ giữa STB và ông Đặng Văn Thành cũng như Đặng Hồng Anh đã được ký kết từ 5-12-2012 và những văn bản liên quan cũng xuất hiện sau đó không lâu. Xét về mặt sở hữu, 7,43% cổ phần của STB đã có những biến động vậy tại sao phải 3 tháng sau STB mới công bố cho các cơ quan quản lý?

Câu hỏi kế tiếp là STB sẽ xử lý 79,84 triệu CP cấn trừ này như thế nào? Giữ làm CP quỹ, bán ra thị trường hay bán cho đối tác nào khác? Khi nhận số CP cấn trừ, STB đã tính giá 2.0, như vậy nếu có bán ra trong vai người bán có lẽ STB cũng không muốn bán lỗ, ở đây ít nhất cũng phải hòa vốn hoặc có lãi. Nhưng ở đây, gần 80 triệu CP tung ra thị trường không phải là ít.

Trong khi đó, 79,84 triệu CP của một ngân hàng như STB được xem là một “lốc” CP có những điểm hấp dẫn với các cổ đông lớn. Nói cách đơn giản, nếu gom mua trên thị trường để đạt được con số này không phải là điều dễ dàng. Giả sử có trường hợp bán cho cổ đông lớn thì kịch bản sẽ như thế nào? Cho dù STB có xử lý theo phương án nào, kịch bản ra sao cũng sẽ ít nhiều tác động đến TTCK, NĐT cũng như các cổ đông của ngân hàng này. 

Theo số liệu của Thanh tra NHNN, tổng dư nợ cho các doanh nghiệp liên quan đến CTCP Thành Thành Công khoảng 7.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% vốn tự có của STB. Đa phần các khoản vay đều có tài sản đảm bảo, ngoại trừ một số khoản vay tín chấp là trái phiếu chuyển đổi. Còn tính đến thời điểm hiện nay, tổng dư nợ cho nhóm các doanh nghiệp liên quan đến Thành Thành Công khoảng 3.900 tỷ đồng, gần bằng 28% vốn tự có của STB. Trong khi đó theo Luật Các tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay nhóm các doanh nghiệp liên quan không vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng. Do vậy, buộc STB phải xử lý để tránh đưa vào nhóm nợ xấu, dù các khoản nợ này vẫn còn trong hạn.

Được biết, hiện STB đã xin phép NHNN chấp thuận cho hạch toán treo khoản CP cấn trừ này để chờ đủ điều kiện bán, nhưng theo nguyên tắc phải sau ĐHCĐ thường niên tổ chức vào 25-4 tới, khi đó ông Thành và ông Hồng Anh từ nhiệm thành viên HĐQT được thông qua. Mức giá chuyển nhượng khoản CP cấn trừ này đã được một số NĐT trong nước đặt mua cao hơn 20.000 đồng/CP.

Các tin khác