Tuy nhiên, điểm tiêu cực vẫn đến từ hoạt động bán ròng mạnh và kéo dài của NĐTNN.
Phiên tăng điểm kỷ lục
Phiên giao dịch ngày hôm qua (6-4) đươc xem là phiên giao dịch ấn tượng nhất của TTCK kể từ đầu năm 2020 đến nay, khi các chỉ số đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, VN Index tăng 34,95 điểm (tương đương 4,98%) lên 736,75 điểm; HNX Indexkhôi phục mốc 100 điểm khi tăng mạnh 5,42 điểm (tương đương 5,54%) lên 103,26 điểm; UPCoM Index cũng vượt qua mốc 50 điểm với 1,19 điểm tăng (tương đương 2,42%) lên 50,33 điểm.
Trong phiên hôm qua, sàn HOSE có đến 330 mã tăng, trong đó có 95 mã tăng trần. Đặc biệt, nhóm VN30 lần đầu có số mã tăng lên đến 29/30 mã tăng, trong đó có đến 18 mã tăng kịch trần. Những mã CP đóng góp mạnh vào đà tăng của VN Index là VIC, VHM và BID khi đóng góp vào chỉ số lần lượt 6,08 điểm, 3,83 điểm và 2,76 điểm.
Đây có thể xem là hiện tượng hiếm hoi của TTCK, đặc biệt số mã tăng còn cho thấy sự hứng khởi của NĐT sau chuỗi ngày bán tháo vì lo ngại dịch bệnh. Theo thống kê, mức tăng 4,98% được ghi nhận là con số kỷ lục của TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây. Phiên tăng điểm mạnh nhất của TTCK tính từ năm 2001 là ngày 10-8 với mức tăng đạt 5,5%, nhưng thời điểm đó số mã CP niêm yết khá khiêm tốn so với thời điểm hiện tại.
Phiên tăng điểm ngày 6-4 đã giúp vốn hóa của sàn HOSE tăng gần 122.000 tỷ đồng, tương ứng 5,2 tỷ USD.Đặc biệt, nếu tính cả phiên giao dịch cuối tuần vừa qua (tăng 3,17%), VN Index là chỉ số CK hồi phục mạnh nhất trên phạm vi châu Á với mức tăng lên đến 8,71%.
Khối ngoại sẽ giảm bán ròng?
Tuy nhiên, điểm khác biệt của TTCK ở bối cảnh hiện nay là NĐTNN lại không tham gia cùng hưởng ứng sự tăng trưởng mạnh của thị trường. Trong phiên giao dịch ngày 6-4, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 700 tỷ đồng.
Áp lực bán ra của khối ngoại tập trung ở những mãblue chip như: VIC (212 tỷ đồng),VCB (64,7 tỷ đồng), VNM (61,3 tỷ đồng), VRE (34,3 tỷ đồng). Đây là phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp của khối ngoại với tổng giá trị hơn 1.720 tỷ đồng.
Theo thống kê, trong quý I, khối ngoại đã bán ròng hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khối ngoại chỉ thật sự bán ròng mạnh nhất trong tháng 3 khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Cụ thể, trong tháng 3, khối ngoại bán ròng lên đến 8.833 tỷ đồng.
Lý giải về hiện tượng bán ròng của khối ngoại, các chuyên gia phân tích của CTCK KIS Việt Nam (KIS), cho rằng kể từ khi Covid-19 bắt đầu lây lan mạnh ở các quốc gia châu Âu và Mỹ đầu tháng 3, NĐTNN đã rút vốn ra khỏi tài sản rủi ro để bỏ vào tài sản an toàn, trong đó có đồng USD. Đây là nguyên nhân khiến đồng USD tăng vọt so với các đồng tiền Đông Nam Á. Nếu tình trạng bán ròng này không suy giảm sẽ phát triển thành một đợt rút vốn quy mô lớn như năm 2008-2011.
Tuy vậy, với trạng thái ngoại tệ hiện tại của Việt Nam, cán cân vãng lai dương và dự trữngoại hối tăng so với GDP, đang mạnh hơn nhiều so với 10 năm trước nên rủi ro sẽ có đợt rút vốn lớn không cao.
Theo nhận định của CTCK BIDV (BSC), hoạt động rút vốn của NĐTNN có thể kéo dài sang đầu quý II. Điều đáng mừng làgiá trị bán ròng của khối ngoại có dấu hiệu giảm vào cuối tháng 3 và dự kiến sẽ giảm dần trong tháng 4 do áp lực cơ cấu không còn nhiều và từ đó mở ra cơ hội hồi phục.
Trái ngược với khối ngoại, khối tự doanh của các CTCK vẫn duy trì trạng thái mua ròng trong cả 3 tháng đầu năm. Theo thống kê, khối tự doanh trong quý I đã mua ròng 8,1 triệu CP, tương ứng giá trị mua ròng đạt 357 tỷ đồng.
Phiên tăng điểm kỷ lục
Phiên giao dịch ngày hôm qua (6-4) đươc xem là phiên giao dịch ấn tượng nhất của TTCK kể từ đầu năm 2020 đến nay, khi các chỉ số đồng loạt tăng mạnh. Cụ thể, VN Index tăng 34,95 điểm (tương đương 4,98%) lên 736,75 điểm; HNX Indexkhôi phục mốc 100 điểm khi tăng mạnh 5,42 điểm (tương đương 5,54%) lên 103,26 điểm; UPCoM Index cũng vượt qua mốc 50 điểm với 1,19 điểm tăng (tương đương 2,42%) lên 50,33 điểm.
Trong phiên hôm qua, sàn HOSE có đến 330 mã tăng, trong đó có 95 mã tăng trần. Đặc biệt, nhóm VN30 lần đầu có số mã tăng lên đến 29/30 mã tăng, trong đó có đến 18 mã tăng kịch trần. Những mã CP đóng góp mạnh vào đà tăng của VN Index là VIC, VHM và BID khi đóng góp vào chỉ số lần lượt 6,08 điểm, 3,83 điểm và 2,76 điểm.
Đây có thể xem là hiện tượng hiếm hoi của TTCK, đặc biệt số mã tăng còn cho thấy sự hứng khởi của NĐT sau chuỗi ngày bán tháo vì lo ngại dịch bệnh. Theo thống kê, mức tăng 4,98% được ghi nhận là con số kỷ lục của TTCK Việt Nam trong khoảng thời gian 20 năm trở lại đây. Phiên tăng điểm mạnh nhất của TTCK tính từ năm 2001 là ngày 10-8 với mức tăng đạt 5,5%, nhưng thời điểm đó số mã CP niêm yết khá khiêm tốn so với thời điểm hiện tại.
Phiên tăng điểm ngày 6-4 đã giúp vốn hóa của sàn HOSE tăng gần 122.000 tỷ đồng, tương ứng 5,2 tỷ USD.Đặc biệt, nếu tính cả phiên giao dịch cuối tuần vừa qua (tăng 3,17%), VN Index là chỉ số CK hồi phục mạnh nhất trên phạm vi châu Á với mức tăng lên đến 8,71%.
Khối ngoại sẽ giảm bán ròng?
Tuy nhiên, điểm khác biệt của TTCK ở bối cảnh hiện nay là NĐTNN lại không tham gia cùng hưởng ứng sự tăng trưởng mạnh của thị trường. Trong phiên giao dịch ngày 6-4, khối ngoại tiếp tục bán ròng gần 700 tỷ đồng.
Áp lực bán ra của khối ngoại tập trung ở những mãblue chip như: VIC (212 tỷ đồng),VCB (64,7 tỷ đồng), VNM (61,3 tỷ đồng), VRE (34,3 tỷ đồng). Đây là phiên bán ròng thứ 5 liên tiếp của khối ngoại với tổng giá trị hơn 1.720 tỷ đồng.
Theo thống kê, trong quý I, khối ngoại đã bán ròng hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khối ngoại chỉ thật sự bán ròng mạnh nhất trong tháng 3 khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Cụ thể, trong tháng 3, khối ngoại bán ròng lên đến 8.833 tỷ đồng.
Lý giải về hiện tượng bán ròng của khối ngoại, các chuyên gia phân tích của CTCK KIS Việt Nam (KIS), cho rằng kể từ khi Covid-19 bắt đầu lây lan mạnh ở các quốc gia châu Âu và Mỹ đầu tháng 3, NĐTNN đã rút vốn ra khỏi tài sản rủi ro để bỏ vào tài sản an toàn, trong đó có đồng USD. Đây là nguyên nhân khiến đồng USD tăng vọt so với các đồng tiền Đông Nam Á. Nếu tình trạng bán ròng này không suy giảm sẽ phát triển thành một đợt rút vốn quy mô lớn như năm 2008-2011.
Tuy vậy, với trạng thái ngoại tệ hiện tại của Việt Nam, cán cân vãng lai dương và dự trữngoại hối tăng so với GDP, đang mạnh hơn nhiều so với 10 năm trước nên rủi ro sẽ có đợt rút vốn lớn không cao.
Theo nhận định của CTCK BIDV (BSC), hoạt động rút vốn của NĐTNN có thể kéo dài sang đầu quý II. Điều đáng mừng làgiá trị bán ròng của khối ngoại có dấu hiệu giảm vào cuối tháng 3 và dự kiến sẽ giảm dần trong tháng 4 do áp lực cơ cấu không còn nhiều và từ đó mở ra cơ hội hồi phục.
Trái ngược với khối ngoại, khối tự doanh của các CTCK vẫn duy trì trạng thái mua ròng trong cả 3 tháng đầu năm. Theo thống kê, khối tự doanh trong quý I đã mua ròng 8,1 triệu CP, tương ứng giá trị mua ròng đạt 357 tỷ đồng.
Sau đợt tăng mạnh từ vùng đáy 650 điểm, nhiều mã CP đã tăng trưởng rất mạnh trong thời gian ngắn. Do vậy, nhiều khả năng sẽ có làn sóng chốt lời và VN Index điều chỉnh giảm trong phiên giao dịch ngày hôm nay (7-4).