Kiểm soát chặt phân bổ, sử dụng vốn vay

(ĐTTCO) - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay của các địa phương và các dự án lớn.

(ĐTTCO) - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay của các địa phương và các dự án lớn.

 Đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu thảo luận

 Đại biểu Trần Ngọc Vinh phát biểu thảo luận

Ngày 1/4, thảo luận  về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong 5 năm qua, đại biểu Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) lo ngại nợ công đã ở mức báo động cao.

 “Trung bình mỗi năm tổng số nợ công tăng thêm 2%/GDP, và năm 2015 có mức tăng trưởng GDP cao nhất thì nợ công tăng 4%, cho thấy mối liên quan giữa tăng trưởng kinh tế với mức tăng nợ công. Tất cả các khoản trả nợ gốc và lãi đang bào mòn ngân sách với tốc độ rất lớn”, ông Trần Ngọc Vinh lo ngại.

Đại biểu này cho rằng, đây là hệ quả của việc một thời gian dài “liên tục đi vay một cách tràn lan, song đầu tư không đem lại hiệu quả”.

Cụ thể hơn, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) nêu: “Chỉ riêng năm 2015, kế hoạch vay nợ đã lên đến 436.000 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch phát hành trái phiếu là 250.000 tỷ đồng. Khả năng chi trả (vay để trả nợ) của ngân sách Nhà nước đã trở thành đối thủ cạnh tranh với cộng đồng doanh nghiệp trong việc huy động vốn, lại dẫn đến giảm lãi suất khó khăn hơn”.

Để kìm hãm tốc độ tăng nợ công, đại biểu Trần Ngọc Vinh đề nghị Chính phủ kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn vay của các địa phương và các dự án lớn.

Đồng thời cải thiện cơ chế chính sách nhằm giải phóng tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp trong nước và thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân, thay đổi cơ cấu nợ công, xây dựng một cơ chế quản lý nợ công hiệu quả hơn.

Còn đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài cần tiếp tục được Chính phủ, Quốc hội giám sát thận trọng, kết hợp với chính sách tài khóa thắt chặt, bội chi ngân sách kéo về dưới 4% tổng sản phẩm quốc nội.

“Tôi đồng ý với kiến nghị của Bộ Tài chính cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các khoản vay ODA. Chúng ta chỉ ưu tiên cho các dự án cấp thiết (chứ không phải cần thiết), hạn chế việc cấp phát, đồng thời nâng cao trách nhiệm trả nợ của các địa phương", đại biểu Trần Hoàng Ngân nói.

Các tin khác