Kìm giữ CPI trong giới hạn

Một trong những chỉ số quan trọng của nền kinh tế và cũng là mối lo ngại của những cơ quan điều hành vĩ mô là tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI).

Một trong những chỉ số quan trọng của nền kinh tế và cũng là mối lo ngại của những cơ quan điều hành vĩ mô là tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI).

Trên thực tế, nhìn chung CPI vẫn tăng nhưng luôn ở mức thấp và nằm trong khả năng "căn chỉnh" của cơ quan quản lý. Các chuyên gia dự báo, nhiều khả năng mức tăng CPI cả năm nay sẽ được kìm giữ trong giới hạn như chỉ tiêu thông qua từ đầu năm là dưới 7%...

Một đặc điểm có tính chất riêng biệt trong diễn biến CPI từ đầu năm đến nay là tổng cầu của nền kinh tế cũng như tiêu dùng xã hội luôn trầm lắng, chưa có sự hồi phục như mong đợi. Phần lớn doanh nghiệp (DN) còn gặp khó khăn, thậm chí tồn đọng sản phẩm nên chưa thể tăng tốc tiêu thụ các loại nguyên, vật liệu.

Trong khi đó, mức tiêu dùng và khả năng chi trả, mua sắm của thế giới cũng trong hoàn cảnh tương tự nên phần nào ảnh hưởng đến mục tiêu tăng cường tiêu thụ hàng hóa thông qua xuất khẩu của DN Việt Nam.

Hiện đã vào dịp đầu hè, dịp này giá cả thường tăng nhẹ với một số mặt hàng như lương thực - thực phẩm, giao thông vận tải, văn hóa - giải trí - du lịch. Trong đó, đáng lưu ý là việc điều chỉnh giá cước vận tải ở thời điểm bắt đầu mùa du lịch sẽ tác động trực tiếp, đồng thời là nhân tố để kéo CPI tháng 5 tăng so với tháng trước. Bên cạnh đó, lượng hoa quả, đường, bia, nước giải khát, hàng điện máy chắc chắn cũng sẽ gia tăng theo nhu cầu xã hội để "cộng hưởng", góp phần thúc đẩy mức tăng CPI.

Tuy nhiên, phần lớn nhóm hàng còn lại trong bảng tính toán CPI như dịch vụ y tế và dược phẩm, viễn thông, giáo dục, lương thực và thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng… sẽ không thể tăng bởi nhu cầu tiêu thụ của xã hội không tăng, nguồn cung rất dồi dào và đồng đều giữa nhiều khu vực nên quan hệ cung - cầu được giữ vững ở mức ổn định.

Thêm vào đó, giá gas nhập khẩu đang tiếp tục xu hướng giảm dưới sức ép của việc giảm sút nhu cầu tiêu thụ khi thế giới bước vào mùa hè (bớt nhu cầu dùng gas để sưởi ấm như mùa thu, đông). Từ đó, một số chuyên gia kinh tế dự báo, mức tăng CPI tháng 5 sẽ "nhẹ nhàng" như các tháng trước, chắc chắn là dưới 0,5%, thậm chí "rơi" vào khoảng dưới 0,3%.

Với diễn biến tình hình như từ đầu năm đến nay, kết hợp những dự đoán về sức tiêu thụ của nền kinh tế và nhu cầu của đời sống dân sinh thì CPI cả năm 2013 sẽ diễn ra đúng như kịch bản và có thể kiểm soát ở mức dưới 7% một cách không quá khó khăn. Điều này đương nhiên mang lại hiệu ứng tích cực đối với nền kinh tế, bởi DN không bị đè nặng bởi sự gia tăng giá cả đầu vào và từ đó hỗ trợ một phần cho quá trình hồi phục, tăng cường sản xuất; người dân được giảm thiểu áp lực chi tiêu hằng ngày.

Như vậy, đến thời điểm này, lạm phát không phải là vấn đề quá lớn đối với Việt Nam trong năm kế hoạch 2013, nhất là khi giá nhiều loại hàng hóa trên thị trường quốc tế đang tiếp tục xu hướng ổn định. Song, các chuyên gia vẫn cảnh báo, cộng đồng DN nhất là những đơn vị chuyên làm hàng xuất khẩu cần tăng cường công tác dự báo, tận dụng hoặc tiếp thu thông tin, số liệu tư vấn của cơ quan chức năng để có phương án chủ động trong việc thu xếp kế hoạch nhập khẩu hàng hóa, nguyên phụ liệu phục vụ làm hàng xuất khẩu cho các tháng tới.

Tình hình thị trường thế giới mặc dù đang ổn định, giá nhiều mặt hàng không tăng nhưng vẫn còn ẩn chứa một số yếu tố phức tạp, có thể khởi phát bất ngờ. Đơn cử, DN làm hàng dệt may và da giày cần lưu ý khả năng duy trì nguồn nguyên, phụ liệu đầu vào bảo đảm chất lượng với giá phải chăng để bảo đảm mức lợi nhuận, có lãi.

Vấn đề tiếp theo là DN nên "chốt" thời điểm ký hợp đồng nhập khẩu để tận dụng thời điểm giá trên thị trường quốc tế đang "đứng" hoặc giảm để tiết giảm giá nguyên liệu, vật tư đầu vào. Đây là cách làm khôn ngoan, đồng thời là điều kiện quan trọng để hạ giá thành sản phẩm đầu ra và từ đó tác động tốt cho mỗi đơn vị cũng như CPI nói chung.

Về lâu dài, các DN cần đầu tư cho chuỗi cung ứng, tạo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất ngay trong nước nhằm phòng tránh tình trạng phụ thuộc nguồn nhập khẩu, thậm chí bị ép giá như hiện tại. Làm được như vậy, các DN càng có cơ hội phát huy nội lực, thắt chặt quan hệ bạn hàng trong nước, đồng thời có điều kiện chủ động về kế hoạch hoạt động, số lượng đơn hàng và giá cả.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin khác

TPHCM: Lập danh sách tinh giản trước ngày 15-2

TPHCM: Lập danh sách tinh giản trước ngày 15-2

(ĐTTCO) - Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM yêu cầu giao trách nhiệm cho cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. 

Cơ hội lớn cho hành động lớn

Cơ hội lớn cho hành động lớn

(ĐTTCO) - Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói: Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại. Đất nước cũng đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. 

Tạo đột phá để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tạo đột phá để bước vào kỷ nguyên vươn mình

(ĐTTCO) - Trong câu chuyện đầu năm dành cho Báo ĐTTC, TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nhấn mạnh: “Phải tăng tốc, phải đột phá, phải tiếp tục đổi mới mới đạt được mục tiêu và khát vọng". 

'Điểm tăng trưởng' trong hợp tác Việt - Trung

'Điểm tăng trưởng' trong hợp tác Việt - Trung

(ĐTTCO) - Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hà Vĩ, khẳng định quan hệ Trung Quốc - Việt Nam hiện nay đang phát triển tốt đẹp, và trở thành “điểm tăng trưởng” trong quan hệ. 

TPHCM là hạt nhân phát triển phía Nam

TPHCM là hạt nhân phát triển phía Nam

(ĐTTCO) - 2025 là năm đầy ắp các sự kiện quan trọng: 95 năm thành lập Đảng, 80 năm thành lập nước, 50 năm thống nhất đất nước, năm của Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIV. 

Mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng đi vào thực chất

Mối quan hệ Việt - Mỹ ngày càng đi vào thực chất

(ĐTTCO) - Theo ông Marc Knapper, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, năm 2024 đánh dấu những bước tiến vượt bậc trong quan hệ song phương, đồng thời cam kết xây dựng một tương lai an ninh và thịnh vượng giữa hai quốc gia.

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận hầu tòa

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận hầu tòa

(ĐTTCO) - Sáng nay 17-1, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

TPHCM: Đảm bảo cung ứng hàng hóa Tết ẤT Tỵ 2025

TPHCM: Đảm bảo cung ứng hàng hóa Tết ẤT Tỵ 2025

(ĐTTCO) - Thông tin này được ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương, cho biết tại tại họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM, chiều 16-1.

Cựu Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM bị đề nghị 8-9 năm tù

Cựu Giám đốc Sở NN-PTNT TPHCM bị đề nghị 8-9 năm tù

(ĐTTCO) - Chiều 16-1, tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án vi phạm quy định đấu thầu, lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao TPHCM, Công ty T.S.T, Sở KH-ĐT TPHCM và các đơn vị liên quan.