Tuy nhiên, dù đồng ý việc sửa đổi Nghị định 109 theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh xuất khẩu gạo, nhưng VCCI cũng chỉ ra không ít bất cập.
Minh bạch an ninh lương thực
Theo VCCI, đối với mặt hàng lúa gạo, các biện pháp quản lý của Nhà nước nếu có chỉ nên nhằm vào 2 mục đích: dự trữ lúa gạo để bảo đảm an ninh lương thực và liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề khác nên để thị trường tự quyết định sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, việc dự trữ lúa gạo để bảo đảm an ninh lương thực đã được quy định trong Luật Dự trữ quốc gia 2012. Do các thông tin về năng lực dự trữ lúa gạo thuộc diện bí mật quốc gia, nên VCCI không có đủ thông tin để đánh giá sự cần thiết của các quy định trách nhiệm dự trữ của DN xuất khẩu gạo.
Theo VCCI, đối với mặt hàng lúa gạo, các biện pháp quản lý của Nhà nước nếu có chỉ nên nhằm vào 2 mục đích: dự trữ lúa gạo để bảo đảm an ninh lương thực và liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các vấn đề khác nên để thị trường tự quyết định sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Hiện nay, việc dự trữ lúa gạo để bảo đảm an ninh lương thực đã được quy định trong Luật Dự trữ quốc gia 2012. Do các thông tin về năng lực dự trữ lúa gạo thuộc diện bí mật quốc gia, nên VCCI không có đủ thông tin để đánh giá sự cần thiết của các quy định trách nhiệm dự trữ của DN xuất khẩu gạo.
Song nếu trong trường hợp dự trữ quốc gia đã đủ năng lực bảo đảm an ninh lương thực, việc đặt ra vấn đề dự trữ lúa gạo đối với DN xuất khẩu gạo là không cần thiết. Trong trường hợp dự trữ quốc gia chưa đủ năng lực để đáp ứng nhiệm vụ này, có thể tính đến phương án quy định các trách nhiệm duy trì an ninh lương thực cho DN xuất khẩu gạo, nhưng cần thiết kế để các quy định này hợp lý, minh bạch, khả thi và tạo chi phí tuân thủ thấp nhất cho DN. Do đó, cơ quan soạn thảo cần thuyết minh chi tiết hơn về vấn đề bảo đảm an ninh lương thực, nhằm đánh giá sự cần thiết của các quy định pháp luật có liên quan tại dự thảo nghị định này. Điều 12 của dự thảo quy định thương nhân xuất khẩu gạo phải dự trữ lưu thông ở mức 5% lượng gạo đã xuất khẩu 6 tháng trước đó (giảm so với mức 10% tại Nghị định 109). Theo VCCI, việc yêu cầu DN dự trữ lưu thông và lượng dự trữ lưu thông phụ thuộc vào năng lực bảo đảm an ninh lương thực của dự trữ quốc gia. Do đó, việc thuyết minh chi tiết về năng lực của dự trữ quốc gia nhằm đề xuất mức dự trữ 5% của 6 tháng liền trước là cần thiết.
Tháo gỡ các điều kiện gây cản trở
Theo dự thảo, thương nhân xuất khẩu gạo phải có kho chuyên dùng để chứa thóc gạo và cơ sở xay xát thóc gạo phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ NN-PTNT ban hành; bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. Quy định này có thể liên quan đến năng lực dự trữ gạo đáp ứng an ninh lương thực cơ quan quản lý nhà nước cần nắm được thông tin. Đây là yêu cầu phù hợp, tuy nhiên cần được thiết kế sao cho tiết giảm chi phí tuân thủ một cách tối đa nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu chính sách. Chẳng hạn, dự thảo đang sử dụng cụm từ "có kho chuyên dùng", có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, như có quyền sở hữu duy nhất; có quyền đồng sở hữu chủ; có quyền sử dụng… Về vấn đề này, mục tiêu quan trọng nhất của chính sách là cơ quan nhà nước nắm được thông tin về năng lực kho chứa của DN và kho đó được sử dụng để dự trữ thóc gạo. Mấu chốt của vấn đề nằm ở quyền sử dụng kho của DN. Do đó, cơ quan soạn thảo nên sửa đổi theo hướng chỉ yêu cầu DN có quyền sử dụng kho chứa chuyên dùng, và quyền này được thể hiện qua hình thức sở hữu hoặc hợp đồng thuê, mượn kho. Vấn đề nhà kho cũng liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, phải có bản kê khai kho chứa theo mẫu có xác nhận của Sở Công Thương, bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cấp có thẩm quyền cấp. Như vậy, để được cấp giấy phép xuất khẩu gạo, DN phải làm 3 thủ tục hành chính: Sở Công Thương xác nhận kho chứa; Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, và Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo dự thảo, thương nhân xuất khẩu gạo phải có kho chuyên dùng để chứa thóc gạo và cơ sở xay xát thóc gạo phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ NN-PTNT ban hành; bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. Quy định này có thể liên quan đến năng lực dự trữ gạo đáp ứng an ninh lương thực cơ quan quản lý nhà nước cần nắm được thông tin. Đây là yêu cầu phù hợp, tuy nhiên cần được thiết kế sao cho tiết giảm chi phí tuân thủ một cách tối đa nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu chính sách. Chẳng hạn, dự thảo đang sử dụng cụm từ "có kho chuyên dùng", có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, như có quyền sở hữu duy nhất; có quyền đồng sở hữu chủ; có quyền sử dụng… Về vấn đề này, mục tiêu quan trọng nhất của chính sách là cơ quan nhà nước nắm được thông tin về năng lực kho chứa của DN và kho đó được sử dụng để dự trữ thóc gạo. Mấu chốt của vấn đề nằm ở quyền sử dụng kho của DN. Do đó, cơ quan soạn thảo nên sửa đổi theo hướng chỉ yêu cầu DN có quyền sử dụng kho chứa chuyên dùng, và quyền này được thể hiện qua hình thức sở hữu hoặc hợp đồng thuê, mượn kho. Vấn đề nhà kho cũng liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, phải có bản kê khai kho chứa theo mẫu có xác nhận của Sở Công Thương, bản sao giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cấp có thẩm quyền cấp. Như vậy, để được cấp giấy phép xuất khẩu gạo, DN phải làm 3 thủ tục hành chính: Sở Công Thương xác nhận kho chứa; Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, và Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Như vậy thủ tục hành chính quá phức tạp và có nhiều giấy phép con. VCCI nhìn nhận và cho rằng chỉ nên quy định theo hướng DN chỉ cần có kho chứa đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm. Còn hồ sơ nộp cho Bộ Công Thương chỉ cần đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (các nội dung kê khai kho chứa thể hiện luôn trong đơn đề nghị), giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Về vấn đề vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất, theo VCCI yêu cầu vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất chỉ mang tính ưu đãi, hỗ trợ, không nên coi là điều kiện bắt buộc để trao quyền hoặc hạn chế quyền kinh doanh của DN. Quy định bắt buộc như dự thảo sẽ khiến DN không thể xuất khẩu gạo. Do đó, cần bỏ điều kiện vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất.
Về vấn đề vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất, theo VCCI yêu cầu vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất chỉ mang tính ưu đãi, hỗ trợ, không nên coi là điều kiện bắt buộc để trao quyền hoặc hạn chế quyền kinh doanh của DN. Quy định bắt buộc như dự thảo sẽ khiến DN không thể xuất khẩu gạo. Do đó, cần bỏ điều kiện vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất.
Các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất có thể tính đến, như DN có vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất sẽ được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp hơn DN khác; DN có vùng nguyên liệu hoặc liên kết sản xuất sẽ được ưu tiên thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung…