Theo báo cáo gần nhất của tổ chức xếp hạng và xây dựng chỉ số MSCI, trong tháng 5 nhiều khả năng Argentina sẽ rời khỏi danh sách các thị trường cận biên, chuyển sang danh sách các thị trường mới nổi.
Hay Kuwait cũng sẽ rời khỏi rổ CP MSCI Frontier Markets 100 và MSCI Emerging Markets Index vào tháng 5-2020. Sự thay đổi của CP các công ty thuộc 2 quốc gia này sẽ giúp tỷ trọng CP của các công ty Việt Nam trong danh mục 2 chỉ số trên tăng lên. Hiện tại, Việt Nam có tỷ trọng lớn thứ 3 trong danh mục chỉ số MSCI Frontier Markets 100 và MSCI Frontier Markets.
Theo tính toán của MSCI, trong trường hợp 2 quốc gia này rời khỏi danh sách thị trường cận biên và thị trường mới nổi, tỷ trọng của CP Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets 100 sẽ tăng từ 17% lên 30%, và sẽ có thêm 7 CP mới của Việt Nam được đưa vào. Còn với chỉ số MSCI Frontier Markets Index, tỷ trọng của các CP Việt Nam trong danh mục của chỉ số này tăng từ 17,59% lên 25,8%. Tức Việt Nam có thể thu hút thêm 200-234 triệu USD từ các quỹ ETF.
Tuy nhiên, theo CTCK Bảo Việt (BVSC), hơn 234 triệu USD trên không phải sẽ giải ngân cùng lúc trong tháng 5. Thứ nhất, thời điểm Argentina và Kuwait rời khỏi danh sách thị trường cận biên khác nhau (tháng 5-2019 và tháng 5-2020). Thứ hai, trong số các quỹ lớn đang theo dõi hoặc sử dụng MSCI Frontier Markets 100 và MSCI Frontier Markets làm tham số, chỉ duy nhất iShare là quỹ ETF, còn lại đa số là quỹ đầu tư chủ động.
Do đó, thời gian giải ngân và tỷ trọng phân phối vốn vào thị trường Việt Nam vẫn phụ thuộc vào điều lệ của từng quỹ và ý chí chủ quan của người quản lý, điều hành quỹ.
Yếu tố chủ quan này có thể chịu tác động bởi cách nhìn nhận về sức hút của TTCK Việt Nam khi so với các thị trường mới nổi khác.
Yếu tố chủ quan này có thể chịu tác động bởi cách nhìn nhận về sức hút của TTCK Việt Nam khi so với các thị trường mới nổi khác.
Thống kê cho thấy, Việt Nam là điểm sáng khi vẫn thu hút được dòng vốn đầu tư ròng trong bối cảnh các NĐT rút vốn ồ ạt khỏi thị trường mới nổi trong 9 tháng năm 2018. Điều này một phần do sự hấp dẫn về mặt định giá của các doanh nghiệp niêm yết. Nếu so sánh với 11 TTCK khác trong khu vực châu Á và Mỹ, có thể thể thấy định giá P/E của VN Index 16,58x, hiện đang ở mức trung bình khi xếp thứ 6/12 nước nằm trong mẫu so sánh.
Tuy nhiên, sức hút của TTCK Việt Nam đến từ việc tăng trưởng EPS bình quân hàng năm đạt 9,93%, cao nhất trong số 12 nước nằm trong mẫu so sánh. Ngoài ra, chỉ số ROE của VN Index cũng đạt 13,93%, ở vị trí thứ 2/12 nước nằm trong mẫu so sánh, chỉ thấp hơn ROE của chỉ số Karachi Index của Pakistan.