Lãng phí tràn lan

Có thể thấy lãng phí diễn ra hàng ngày và trên mọi lĩnh vực đầu tư của Nhà nước, đến mức đáng báo động. Lãng phí ngày càng nhiều về số lượng, lớn về tỷ lệ. Hậu quả làm tăng bội chi ngân sách, tăng nợ công, dẫn đến lạm phát, kìm hãm sự phát triển đất nước và tạo điều kiện cho tham nhũng.

Tình trạng lãng phí đang tồn tại trên nhiều lĩnh vực với mức độ khác nhau. Đặc biệt, số tiền lãng phí rất lớn do việc đình hoãn, giãn tiến độ đối với các công trình, dự án trọng điểm, nhưng không chỉ rõ đích danh cơ quan, đơn vị, ngành hoặc tỉnh nào gây ra. Như vậy lãng phí cứ âm thầm tồn tại và phát triển.

Có thể thấy lãng phí diễn ra hàng ngày và trên mọi lĩnh vực đầu tư của Nhà nước, đến mức đáng báo động. Lãng phí ngày càng nhiều về số lượng, lớn về tỷ lệ. Hậu quả làm tăng bội chi ngân sách, tăng nợ công, dẫn đến lạm phát, kìm hãm sự phát triển đất nước và tạo điều kiện cho tham nhũng.

Trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn, khả năng thu ngân sách nhà nước không đạt dự toán vì tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế lớn và tăng cao đột biến ở một số địa phương. Đã vậy lãng phí tràn lan tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn về kinh tế, an ninh và an sinh xã hội. Việc xử lý công trình lãng phí cũng còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện được quyết tâm phòng chống lãng phí của Nhà nước. Cá biệt có những trường hợp lãng phí được phát hiện nhưng việc xử lý qua loa có lệ.

Lãng phí được đưa lên bàn nghị sự của Quốc hội nhưng đó chỉ mới là báo cáo phát hiện, còn việc xử lý lãng phí và hậu quả lãng phí chưa được nhắc đến. Chúng ta vẫn chưa có cơ chế xử lý hình sự đối với hành vi lãng phí, đối với người ban hành quyết định gây lãng phí tài sản của Nhà nước và xã hội.

Lãng phí xảy ra ở khắp nơi. Nếu đi vào một số cơ quan nhà nước hiện nay, rất dễ dàng nhận ra sự lãng phí tràn lan. Nhiều cơ quan được trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, hoành tráng rồi bỏ xó, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích. Có cơ quan nhân sự chỉ vài chục người cũng xây cả hội trường hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ghế ngồi.

Tại nhiều quận, huyện, các công trình nhà văn hóa, công trình thể dục - thể thao cũng được xây dựng khang trang, lắp thiết bị đắt tiền song cũng bỏ phế hoặc chỉ mở cửa vào những dịp có lễ hội, hay cho thuê tổ chức đám cưới…

Về mặt hành vi, lãng phí là hành vi vô thức hoặc có chủ đích được thực hiện theo thói quen, lãng phí không thể chế tài vì đó là hoạt động tự do của mỗi cá nhân. Một thực tế hiện nay hành vi làm thất thoát lãng phí ít ai bị xử lý và hầu như không ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy chẳng khác nào chúng ta đang tạo điều kiện cho hành vi lãng phí tự do tồn tại và phát triển. Vì thế, lãng phí chỉ có thể phòng hoặc chống bằng chính nhận thức của người thực hiện nên tiềm ẩn tác hại rất lớn. Về mặt tài sản, lãng phí được sử dụng và chôn vùi, không có cách gì thu hồi hay khắc phục được hậu quả đã xảy ra.

Lãng phí trong định hướng xây dựng, trong thực hiện xây dựng làm hoang phí đầu tư công, làm bội chi ngân sách, tăng nợ công, tăng lạm phát và chỉ số tiêu dùng. Việc hoang phí nền móng không chỉ 10-30% mà có thể lên đến 70-80%, chưa kể hao tốn thời gian thi công 3-9 tháng. Tất cả mọi thành phần tham gia dự án đều xem dự án như con “bò tùng xẻo” mà mọi người đều mong được hưởng lợi, nên lãng phí  ngày càng nhiều về số lượng, lớn về tỷ lệ.

Năm 2011 tôi đã từng gửi văn bản đến các cơ quan nhà nước phản ánh về việc lãng phí tại Ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM, dự án cải tạo môi trường nước TPHCM. Tháng 7-2013 tôi tiếp tục gửi văn bản phản ánh việc lãng phí trong xây dựng tại văn phòng làm việc phía sau trụ sở chính Sở Xây dựng TPHCM. Nay qua quan sát tôi thấy một số công trình tại quận 3 lãng phí trong xây dựng nền móng: Trung tâm thể dục thể thao quận 3 tại số 2 Hồ Xuân Hương; công trình văn phòng số 58 Trương Định; công trình ở số 13 Trần Quốc Thảo.

Do đó tôi kiến nghị xem xét lại việc sử dụng phương án móng của cả 3 công trình trên. Theo đó, công trình Trung tâm thể dục thể thao Hồ Xuân Hương có thể sử dụng móng đơn thay vì móng cọc ép. Công trình Văn phòng số 58 Trương Định có thể sử dụng móng bè thay vì móng cọc nhồi. Công trình số 13 Trần Quốc Thảo có thể sử dụng móng băng thay cho phương án móng cọc nhồi như hiện nay.

Đối với nền đất tốt như vị trí của các công trình nêu trên, việc sử dụng phương án móng đơn, móng băng hoặc móng bè sẽ làm giảm chi phí, không kéo dài thời gian thi công. Điển hình như chung cư 15 tầng tại số 107 Trương Định, thiết kế ban đầu là móng cọc nhồi, sau khi thẩm tra đã thay đổi thành móng bè.

Các tin khác