Ăn uống, bán lẻ ế ẩm
Thị trường kinh doanh ăn uống tại TPHCM luôn sôi động, dù giá cho thuê mặt bằng tại mặt tiền các tuyến đường không hề rẻ. Đơn cử, mặt bằng các cửa hàng dịch vụ ăn uống tại các con đường lớn như Lê Quý Đôn (quận 3), An Dương Vương (quận 5) hay Phan Xích Long (quận Phú Nhuận)… có giá thuê dao động 5.000-15.000USD/căn nhà với diện tích sử dụng 50-300m2.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều cửa hàng trưng biển khuyến mại để thu hút khách hàng nhưng vẫn ế ẩm, khiến doanh thu sụt giảm tới 50% thậm chí 90% kéo dài từ sau Tết Canh Tý đến nay. Nhiều doanh nghiệp và chủ cửa hàng không trụ nổi, phải quyết định tạm ngưng kinh doanh hoặc trả lại mặt bằng.
Một cửa hàng bán lẻ trên đường Hai Bà Trưng (quận 3) đóng cửa, trả mặt bằng. Ảnh: M. TUẤN
Chạy dọc nhiều tuyến đường sầm uất tại trung tâm quận 1 như Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Trãi... đều có tình trạng người kinh doanh trả mặt bằng. Trước kia, trong “cơn khát” mặt bằng của ngành bán lẻ tại trung tâm, những vị trí này được săn đón dù giá thuê cao, tỷ lệ lấp đầy gần như tuyệt đối. Nhưng nay do kinh doanh lỗ trong khi vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng, nhiều chủ cửa hàng đã thanh lý hợp đồng thuê nhà.
Đường Phạm Ngọc Thạch kéo dài từ quận 3 sang quận 1 cũng là khu vực đông đúc các cơ sở kinh doanh. Vừa qua, một số nhà hàng Nhật Bản, Hàn Quốc trên con đường này đã trả mặt bằng với thiệt hại cả tỷ đồng tiền đặt cọc. Còn Nguyễn Trãi được mệnh danh là “con đường thời trang” sầm uất, đặc biệt đoạn gần với nút giao ngã 6 Phù Đổng, giá thuê căn nhà 4m ngang mặt tiền khoảng 6.000USD/tháng, căn 8m mặt tiền trở lên 15.000-20.000USD/tháng, thậm chí 25.000USD/tháng những mặt bằng chất lượng, cũng đang đối mặt với tình trạng trả lại mặt bằng hàng loạt.
Mặt bằng ế ẩm được thấy rõ nhất tại những con phố ăn uống nổi tiếng. Đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận vốn là nơi nhộn nhịp kẻ đến người đi, nhưng nay chỉ vài trăm mét đã có đến gần chục mặt bằng trống. Nhiều chuỗi hệ thống cà phê, nhà hàng lớn đã phải đóng cửa, trả mặt bằng, chấp nhận mất tiền cọc.
Một quán trong chuỗi hệ thống cà phê có tên tuổi chấp nhận mất cọc hơn 200 triệu đồng (đặt cọc 3 tháng tiền thuê) để trả lại mặt bằng đẹp như mơ trên đường Phan Xích Long. Được biết mặt bằng này có giá thuê mỗi tháng 90 triệu đồng. Hợp đồng thuê 5 năm, nếu trả mặt bằng trước thời hạn khách phải chấp nhận mất cọc. Tương tự, nhà hàng Hàn Quốc gần đó cũng đóng cửa mấy tháng nay nhưng chủ nhà vẫn chưa tìm được khách thuê mới.
Khu nhà trọ vắng người thuê
Khu nhà trọ vắng người thuê
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM nằm trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú có gần 10.000 sinh viên theo học. Chính vì thế khu vực xung quanh trường dịch vụ cho thuê nhà trọ, căn hộ dịch vụ mọc lên nhằm đáp ứng nhu cầu ở của sinh viên. Sau kỳ nghỉ tết sinh viên trở lại trường nhập học đúng lúc dịch Covid-19 bùng phát, nhà trường phải cho sinh viên nghỉ đến hết ngày 31-3. Thời gian nghỉ dài nên phần lớn sinh viên quay về quê để đỡ tốn kém tiền thuê nhà. Tại khu nhà trọ với hơn 100 phòng trên đường Dương Đức Hiền, hiện chỉ còn khoảng 30% người thuê trụ lại do đang có việc làm thêm.
Trung tâm ngoại ngữ Apolo (quận 12) phải đóng cửa do dịch và một khu trọ tại quận Tân Phú nhiều sinh viên phải trả phòng về quê do nhà trường cho nghỉ dài ngày để tránh dịch. Ảnh: TR. GIANG
Một sinh viên tên Bình cho biết, mỗi phòng trọ giá 2 triệu đồng/tháng chưa tính điện nước có 4 sinh viên thuê chung. Nay 2 bạn về quê nên 2 bạn còn lại phải “gồng” tiền nguyên phòng. “Tụi em ở lại vì xin được việc làm tại một quán cà phê, nếu làm đủ 3 ca cũng có thể trả được tiền thuê nhà” - Bình chia sẻ.
Trên đường Lê Trọng Tấn, anh Lân, chủ khu căn hộ dịch vụ với 70 phòng vừa xây xong nhưng hơn 1 tháng mới hơn 10 phòng được thuê, cho biết căn hộ có diện tích 20-25m2 được trang bị đầy đủ giường ngủ, bếp, máy lạnh, tủ quần áo… giá thuê 4-6,5 triệu đồng/tháng. “Tôi đầu tư bài bản nhằm đáp ứng nhu cầu sinh viên con nhà có điều kiện, nhưng dịch bệnh xảy ra sinh viên về quê nhiều nên phần lớn chưa cho thuê được”.
Các nhà trọ gần các trường đại học lớn như Kinh tế, Bách khoa… cũng lâm vào tình trạng trống trải do sinh viên nghỉ tránh dịch. Một dãy phòng trọ 10 phòng trên đường Tô Hiến Thành, quận 10, chỉ 4 phòng có sinh viên Bách khoa thuê.
Bà chủ phòng trọ cho biết đã giảm tiền thuê phòng từ 2 triệu đồng xuống còn 1,5 triệu đồng/tháng để chia sẻ khó khăn và giữ chân sinh viên nhưng không được. Tương tự, nhiều khu nhà trọ cho công nhân tại các khu công nghiệp cũng giảm giá 30% nhưng cũng rất ít khách thuê. Nguyên nhân do người lao động đang thuê trọ tại đây bị rơi vào cảnh thất nghiệp, hoặc nghỉ không lương do công ty, doanh nghiệp của họ thiếu nguyên liệu, buộc phải giảm hoạt động.
Trung tâm ngoại ngữ, trường tư thục trả mặt bằng
Trung tâm ngoại ngữ, trường tư thục trả mặt bằng
Hiện các trường tư thục, trung tâm ngoại ngữ, tin học... trên địa bàn TP đang đứng trước muôn vàn khó khăn về tài chính, không thể cân đối thu chi do học sinh nghỉ học. Đơn cử, Trung tâm Nhật ngữ Riki thuê 2 căn nhà liên kế trên đường Hoàng Diệu 2, Thủ Đức, mở cơ sở mới với giá 70 triệu đồng/tháng.
Khai trương đúng vào dịp đại dịch Covid-19 bùng phát, cơ sở này hoạt động cầm cự với chừng 100 học viên. Nếu tình hình tiếp tục kéo dài, nguồn thu học phí chưa đủ trả chi phí thuê mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, chưa kể khoản chi tiền lương cho giáo viên và nhân viên.
Tại một số trung tâm ngoại ngữ như VUS, ETES, theo ghi nhận cũng đã cho học viên nghỉ học và thiết kế chương trình dạy online để tránh Covid-19. Đáng chú ý, đa số trung tâm có uy tín, thương hiệu giữ nguyên học phí dù học sinh không đến lớp. Chị Th. Vy, có 2 bé đang học tại Trung tâm tiếng Anh VUS (quận 9), cho biết trung tâm không hoàn lại các khoản học phí đã đóng trong thời gian không đến lớp, thay vào đó VUS triển khai dạy online. Song, để giữ chân học sinh, VUS cũng thông báo với phụ huynh nếu đóng học phí cho khóa học tiếp theo trong thời điểm này sẽ được giảm 1 triệu đồng.
Hàng loạt trung tâm ngoại ngữ trên đường Trường Chinh, Phan Văn Hớn, quận 12 vừa mới khai trương hoặc chuẩn bị khai trương như Apax Leader, Apolo… đang phải gồng mình chịu chi phí mặt bằng. Chủ 1 cao ốc cho thuê cho biết giá ký hợp đồng gần 100 triệu đồng/tháng, nhưng trước tình hình này bên cho thuê đã chủ động giảm 50% cho đến khi cơ quan chức năng cho phép các trung tâm ngoại ngữ hoạt động giảng dạy trở lại.
Mới đây, 150 cơ sở giáo dục ngoài công lập (bao gồm các trường học từ mầm non đến phổ thông, đại học, các trung tâm ngoại ngữ…) có kiến nghị khẩn gửi tới Thủ tướng, các bộ, ban ngành tìm giải pháp hỗ trợ, nếu không sẽ họ sẽ bị phá sản vì không cân đối được thu chi. Bản kiến nghị chỉ ra rằng nếu dịch bệnh kéo dài tới 6 tháng, 80% số cơ sở giáo dục ngoài công lập được khảo sát bị sụt giảm doanh số trên 50%, và 90% số cơ sở này có nguy cơ phá sản do không cân đối được thu chi.
Khối trường phổ thông tư nhân cũng đang đối diện áp lực tương tự. Chi phí đầu tư trung bình 1 trường tư chất lượng vừa phải (mức học phí 5-10 triệu đồng/tháng), khoảng 80-200 tỷ đồng, trong đó phần lớn là tiền vay. Các trường chỉ có thể kéo dài thời gian xoay sở không quá 3 tháng (theo thời gian đóng tiền học trung bình của học sinh).
Trong 5 nội dung kiến nghị phương án hỗ trợ, đáng chú ý các trường đề nghị được miễn, giảm, giãn, hoãn, chậm nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, trong đó có giảm thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất và mặt bằng cơ sở giáo dục, bảo hiểm xã hội; Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất cơ bản; ngân hàng thương mại khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay, mở rộng hạn mức cho vay, cơ cấu lại các khoản vay đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Chính phủ chỉ đạo, khuyến khích, hướng dẫn các ngân hàng chấp thuận các gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, với mức lãi ưu đãi được kỳ vọng 3-6%/năm trong năm 2020 và 2021.
Ngoài giáo viên dạy hưởng thù lao theo giờ, thầy cô giáo đã ký hợp đồng khi không dạy vẫn phải trả lương. Bên cạnh đó, với quy mô 1 cơ sở phục vụ dạy và học bậc phổ thông nếu đi thuê, mỗi tháng chi phí không dưới 200 triệu đồng. Ông Phạm Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nhật |