Lời nguyền tài nguyên

Không những vậy, việc quản lý, quản trị TNKS còn chỉ ra một thực tế nhiều quốc gia giàu TNKS nhưng không tận dụng được để công nghiệp hóa đất nước. Càng khai thác TNKS, sự phân hóa và bất công xã hội càng tăng. Điều này đã được giới khoa học học gọi là “Lời nguyền tài nguyên”, để chỉ sự trả giá cho việc bóc lột thiên nhiên để phục vụ mục tiêu phát triển nhưng không đạt được.

Việc khai thác tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thế giới đang trở thành vấn đề nóng khi tạo ra những hệ quả về môi trường, xã hội vô cùng lớn.

Không những vậy, việc quản lý, quản trị TNKS còn chỉ ra một thực tế nhiều quốc gia giàu TNKS nhưng không tận dụng được để công nghiệp hóa đất nước. Càng khai thác TNKS, sự phân hóa và bất công xã hội càng tăng. Điều này đã được giới khoa học học gọi là “Lời nguyền tài nguyên”, để chỉ sự trả giá cho việc bóc lột thiên nhiên để phục vụ mục tiêu phát triển nhưng không đạt được.

Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng về TNKS với hơn 5.000 mỏ, điểm, quặng và 60 loại khoáng sản, trong đó nhiều khoáng sản có tiềm năng đủ để khai thác, chế biến quy mô công nghiệp với thời gian lâu dài, như bauxite, titan-zircon, đất hiếm, than...

Thế nhưng, cùng với loại khoáng sản có giá trị là dầu khí, than đã bị khai thác gần như cạn kiệt, việc nhập khẩu than cho tiêu dùng trong nước đang đến gần. Đây chính là bài học đắt giá cho bất cứ ngành khai thác khoáng sản nào của Việt Nam và cho tư duy ngắn hạn.

Tương tự là việc bùng phát đầu tư thủy điện. Trong thời gian dài nhiều DN nhảy vào đầu tư thủy điện nhỏ do giá thành điện thấp, không phải trả tiền thuế tài nguyên, đền bù không đáng kể, nhu cầu về điện ngày một tăng và giá bán điện ngày một cao...

Nhưng thực tế đã để lại nhiều hậu quả: người dân mất nhà, mất đất sản xuất; rừng đầu nguồn bị phá khiến lũ quét tàn phá ảnh hưởng đến an toàn về người, của cải; động vật hoang dã mất nơi cư trú và dần tuyệt chủng…

Việt Nam đã quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị TNKS khi ban hành Luật Khoáng sản năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung năm 2005 và Luật Khoáng sản năm 2010. Tuy nhiên, hoạt động khai thác TNKS vẫn bộc lộ không ít bất cập.

Đó là mức xử phạt hành vi vi phạm còn thấp; Nhà nước không kiểm soát được sản lượng khai thác thực tế của tổ chức, cá nhân khai khoáng, không nắm được thực trạng “tài sản” của mình; không kiểm soát được nguồn thu ngân sách từ thuế tài nguyên…

Thực tế này đang đòi hỏi vấn đề quản trị TNKS phải được thay đổi. Theo đó cần một cơ chế giám sát hoạt động khai thác khoáng sản hợp lý, có hiệu quả, minh bạch trách nhiệm các chủ thể liên quan, đồng thời điều tiết hài hòa lợi ích mang lại từ khoáng sản.

Để làm được điều này, giải pháp quan trọng là tính toán lộ trình để nước ta sớm tham gia “sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng - EITI”, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị TNKS, thiết lập chuẩn mực mới trong khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia, ngăn chặn “sự linh ứng của quy luật thiên nhiên”.

Các tin khác