Lợi nhuận ngân hàng và “của để dành”

Nhìn vào báo cáo tài chính quý IV-2011 của các ngân hàng thương mại (NHTM), giới đầu tư cho rằng đã có những khoản lỗ từ chứng khoán và những điểm bất thường từ tốc độ tăng trưởng tín dụng của một số NHTM. Điều này không lạ trong bối cảnh năm 2011 thị trường có nhiều biến động trong khó khăn. Tuy nhiên, tìm hiểu thực tế tại các NHTM, những con số ấy chưa phản Ánh chuẩn xác hoạt động kinh doanh của NHTM và đằng sau đó còn là nguyên tắc quản trị rủi ro của từng NHTM.

Nhìn vào báo cáo tài chính quý IV-2011 của các ngân hàng thương mại (NHTM), giới đầu tư cho rằng đã có những khoản lỗ từ chứng khoán và những điểm bất thường từ tốc độ tăng trưởng tín dụng của một số NHTM. Điều này không lạ trong bối cảnh năm 2011 thị trường có nhiều biến động trong khó khăn. Tuy nhiên, tìm hiểu thực tế tại các NHTM, những con số ấy chưa phản Ánh chuẩn xác hoạt động kinh doanh của NHTM và đằng sau đó còn là nguyên tắc quản trị rủi ro của từng NHTM.

Từ  “room” tín dụng

Gần đây nhiều NĐT tỏ ra hoài nghi về việc năm 2011 Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt mức tăng trưởng tín dụng NHNN đặt ra không quá 25%. Dư luận thắc mắc phải chăng MB được “đặc cách” hay đã vi phạm tốc độ tăng trưởng tín dụng của NHNN.

Theo lãnh đạo MB, có sự hiểu lầm trong cách tính toán. Năm 2011, MB là một trong những NHTM được NHNN duyệt mức tăng trưởng tín dụng 27% để đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), xuất khẩu và phát triển nông nghiệp nông thôn.

Theo số liệu đã được NHNN kiểm soát, tốc độ tăng trưởng tín dụng của MB bao gồm cả chi nhánh nước ngoài 27,9%; tốc độ tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh MB tại Việt Nam 26,2%.

Do vậy, theo Công văn 9365/NHNN - CSTT ngày 7-12-2011 của NHNN về việc chấp thuận tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 của các chi nhánh MB tại Việt Nam 27%, việc tăng trưởng tín dụng năm 2011 của MB hoàn toàn phù hợp với quy định NHNN. Do tuân thủ tốt các quy định của NHNN, vừa qua MB tiếp tục được NHNN xếp hạng A trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam. 

Tư vấn cho khách hàng tại MB.

Tư vấn cho khách hàng tại MB.

Thực tế, năm 2011 thị trường tài chính tiền tệ có nhiều khó khăn, biến động, trong đó nhiều NHTM dù đã được phép tăng trưởng tín dụng đến 25% nhưng cả năm tốc độ tăng trưởng tín dụng không quá 10%, do khó khăn về thanh khoản và sự sụt giảm mạnh về nguồn vốn huy động.

Trong khi đó, MB vẫn đạt gần đụng trần “room” tín dụng NHNN cho phép. Điều này cho thấy MB vẫn tăng trưởng ổn định nhờ khả năng quản trị thanh khoản chuyên nghiệp, dù môi trường kinh doanh năm qua không thuận lợi.

Điều đó thể hiện qua năm 2011 dù cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng diễn ra phức tạp, gay gắt và bất bình đẳng, MB vẫn nỗ lực tuân thủ các quy định về trần lãi suất của NHNN, đồng thời vẫn đạt 89.581 tỷ đồng vốn huy động, tăng 36% so với cuối năm 2010 và hoàn thành 105% kế hoạch năm 2011.

Năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhưng MB vẫn đảm bảo “bơm vốn” an toàn vào những lĩnh vực sản xuất, gia tăng giá trị bền vững cho nền kinh tế mà Chính phủ và NHNN khuyến khích tăng trưởng tín dụng.

Cụ thể, tính đến 31-12-2011 dư nợ toàn hệ thống MB đạt 60.056 tỷ đồng, tăng 25,8% so với đầu năm trong đó dư nợ phi sản xuất chỉ chiếm 14,94% tổng dư nợ, đảm bảo dưới 16% theo quy định của NHNN.

Đến chuyện “phòng xa”

2012 tập trung vượt khó, tăng trưởng hợp lý

Trên cơ sở nền tảng kinh doanh bền vững của năm 2011, MB xác định 2012 vẫn là năm khó khăn với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Do đó MB định hướng tăng trưởng “Tập trung vượt qua khó khăn, tăng trưởng hợp lý, bền vững”. Theo đó, MB tập trung triển khai chiến lược phát triển mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu tăng tổng tài sản thêm 22% so với năm 2011, vốn điều lệ tăng 64%, huy động vốn và dư nợ tín dụng dự kiến tăng 21% và 15% so với kết quả năm 2011. Năm 2012 MB phấn đấu đạt 240 điểm giao dịch trên toàn hệ thống.

Trong báo cáo quý IV-2011 của nhiều NHTM cho thấy bị lỗ trong mảng đầu tư chứng khoán. Điều này là tất yếu khi năm qua TTCK èo uột, lao dốc và đến nay chưa có sự phục hồi khả quan. Tuy nhiên, lãnh đạo MB cho biết thực tế hoạt động đầu tư chứng khoán trong năm 2011 của MB lãi 19,3 tỷ đồng.

Nhưng do nền kinh tế có nhiều khó khăn, TTCK sụt giảm liên tục, để đảm bảo giá trị chứng khoán đầu tư, MB đã chủ động đánh giá lại chứng khoán đang nắm giữ và trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 549,3 tỷ đồng, số dư quỹ dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư tại thời điểm 31-12-2011 là 675 tỷ đồng. Như vậy, khoản trích lập dự phòng ấy không phải là khoản lỗ chứng khoán như nhiều người ngộ nhận mà được xem là “của để dành” của MB.

Bởi lẽ, hiện tại MB vẫn chưa bán ra cắt lỗ, nên trong năm 2012, khi TTCK hồi phục khoản dự phòng ấy tất yếu trở thành những khoản lợi nhuận bất thường của MB.

Điều này cũng cho thấy thực chất những khoản lỗ chứng khoán của các NHTM công bố đến thời điểm hiện tại cũng chỉ phản ánh được sự biến động của TTCK, trong đó với nguyên tắc kinh doanh quản trị rủi ro chuyên nghiệp những ngân hàng như MB tất yếu phải “phòng xa”, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ nhằm đảo bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên cơ sở an toàn hiệu quả và minh bạch.

Có thể thấy, năm 2011 MB là một trong số ít ngân hàng đã nỗ lực hoàn thành và vượt kế hoạch chỉ tiêu kinh doanh đặt ra. Cụ thể, tính đến 31-12-2011, tổng tài sản của MB đạt 139.173 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm; lợi nhuận trước thuế 2.823 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2010 và đạt 101% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Đặc biệt, hoạt động dịch vụ năm qua của MB đã có nhiều bước tiến rõ rệt với việc cho ra mắt nhiều sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như: eMB, Bankplus, eCom, MB Private…

Tổng thu thuần từ dịch vụ năm 2011 đạt 514 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2010. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, MB luôn chú trọng đến chất lượng tín dụng. MB cũng là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp và luôn ở dưới mức quy định của toàn ngành.

Chất lượng tín dụng được MB kiểm soát chặt chẽ với tỷ lệ nợ xấu 1,6% và được đảm bảo an toàn bằng Quỹ Dự phòng tín dụng 1.223 tỷ đồng.

MB cũng luôn chú trọng việc đánh giá thường xuyên toàn bộ danh mục nợ xấu, nợ cần chú ý và có phương án cơ cấu nợ, phương án thu hồi nợ cụ thể từng trường hợp, cũng như kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng của các khoản giải ngân mới.

Tháng 3 tới MB sẽ tiếp tục chia cổ tức đợt 2-2011 cho cổ đông với tỷ lệ 3% (đợt 1 MB đã chia 12%), đảm bảo tỷ lệ cổ tức cả năm 2011 của MB 15% như cam kết với cổ đông. 

Các tin khác