Cây thuốc Vòi (tên tiếng Anh là Pouzolzia Zeylanica) mọc khắp nơi ở nước ta (phổ biến ở miền Nam) và các nước nhiệt đới khác trên thế giới. Nhưng chỉ cây thuốc Vòi tím mới là thảo dược thực sự, có hiệu quả phòng chống đối với nhiều triệu chứng bệnh. Cụ thể, cây này có hiệu quả chống lại cả hai sinh vật gram âm và dương, nhất là B.Subtilis, B.Megaterium, S.Aureus, P.Aeruginosa, E.Coli, S.Dysenteriae, S.Typhi.
Đặc biệt là cây có tác dụng cao chống lại Helicobacter pylori gây loét dạ dày và ung thư dạ dày. Cây thuốc Vòi tím có khả năng chống nấm, có tiềm năng chống độc tính tế bào và chống ung thư, được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị Melanoma, cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị áp xe vú và ung thư. Ngoài ra, cây thuốc Vòi tím được sử dụng làm thuốc chăm sóc da…
Có rất nhiều cách dùng cây thuốc này: phơi nắng lá non và chồi non để dự trữ sẵn, pha nước sôi như pha trà để uống; luộc lá và chồi non rồi lấy nước uống; sử dụng lá non ăn trực tiếp hoặc uống như nước ép, sinh tố. Trường hợp tổn thương da như eczema, bệnh vảy nến, nhiễm trùng, áp xe hoặc rắn cắn và gãy xương, có thể giã giập lá thuốc Vòi tím và đắp lên vết thương.
Thời điểm sử dụng cây thuốc Vòi tím phù hợp nhất là khi có các dấu hiệu hoặc triệu chứng sớm của nhiễm virus như cảm, cúm, nhiễm trùng đường hô hấp. Có thể sử dụng riêng thuốc Vòi tím, hoặc kết hợp với các loại thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ; cũng có thể dùng cùng lúc với xông và cạo gió. Trường hợp ho hoặc viêm phế quản, có thể dùng bất cứ khi nào bị ho.
Cần lưu ý, với các triệu chứng, chỉ nên sử dụng 3 lần/ngày và duy trì trong 3-5 ngày; không sử dụng liên tục quá 5 ngày trở lên. Thuốc Vòi tím không có độc tính, quá trình sử dụng thực tế nhiều năm qua không có tác dụng phụ, tuy nhiên không nên dùng cây thuốc này cho phụ nữ đang mang thai.