Maybank IBG: GDP quý I tăng 4,8% do kim ngạch xuất khẩu giảm

(ĐTTCO) - Theo đánh giá của bộ phận phân tích Maybank IBG, động lực cho sự phục hồi xuất khẩu trong tháng 2 đến từ việc các nhà máy nối lại hoạt động sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cũng như giảm nhập khẩu, đã giúp cán cân thương mại hàng hóa tăng lên 2,3 tỷ USD, mức cao nhất kể từ tháng 10-2022.
Khách nước ngoài trong tháng 2 tăng 7,1% so với tháng trước lên 933.000 lượt, tương đương 46,8% so với mức đỉnh trước đại dịch vào tháng 1-2020.
Khách nước ngoài trong tháng 2 tăng 7,1% so với tháng trước lên 933.000 lượt, tương đương 46,8% so với mức đỉnh trước đại dịch vào tháng 1-2020.

Báo cáo kinh tế Việt Nam tháng 2, do ông Brian Lê Shun Rong - Chuyên gia nghiên cứu kinh tế vĩ mô và ông Chua Hak Bin - Kinh tế trưởng của Tập đoàn Maybank Investment Banking (Maybank IBG) vừa công bố chỉ ra rằng với sự gia tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu trong tháng 2, cán cân thương mại hàng hóa đã tăng lên 2,3 tỷ USD (so với mức 656 triệu USD trong tháng 1), đạt mức cao nhất kể từ tháng 10-2022.

Sau tháng 1 suy giảm, xuất khẩu hàng hóa tăng do các nhà máy nối lại hoạt động sản xuất sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Cụ thể, trong tháng 2 số ngày làm việc nhiều hơn so với năm ngoái do kỳ nghỉ Tết dài hơn. Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa tháng 2 đạt 11%, so với mức giảm 25,9% trong tháng 1.

Tính chung cả tháng 1 và 2 (giảm độ lệch do kỳ nghỉ lễ dài hạn), xuất khẩu hàng hóa giảm 10,4%, cho thấy nhu cầu toàn cầu vẫn yếu. Chỉ số PMI lần đầu tiên trên 50 (cho thấy sự mở rộng) vào tháng 1 cho thấy nhu cầu bên ngoài đã ổn định.

Xuất khẩu theo quốc gia, ước tính sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng dương trong tháng 2. Dẫn đầu là EU (tăng 28,7%), Nhật Bản (tăng 24,5%) và Trung Quốc (tang 9,9%).

Trong cả tháng 1 và tháng 2, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu duy nhất ghi nhận sự tăng trưởng (tang 4,6%) nhờ chính sách mở cửa trở lại. Trong khi đó, các thị trường lớn khác đều sụt giảm gồm: Mỹ (giảm 20,8%), ASEAN (giảm 8,6%), Hàn Quốc (giảm 5,8%), Nhật Bản (giảm 4,9%) và EU (giảm 4,3%).

Với sự gia tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa đã tăng lên 2,3 tỷ USD (so với 656 triệu USD trong tháng 1), mức cao nhất kể từ tháng 10-2022.

Dù vậy, Maybank IBG vẫn duy trì dự báo GDP năm 2023 ở mức 6,3%. Tăng trưởng sẽ hạ nhiệt so với năm ngoái do những trở ngại từ nhu cầu quốc tế yếu hơn từ các thị trường phương Tây, chính sách thắt chặt tiền tệ và khủng hoảng thanh khoản bất động sản, mặc dù được bù đắp một phần bởi triển vọng tích cực của việc Trung Quốc mở cửa trở lại.iền thân

Maybank IBG là Tập đoàn Maybank Kim Eng được thành lập vào năm 2011 thông qua việc mua lại Kim Eng, một thương hiệu nhượng quyền môi giới CK, được sở hữu bởi Maybank International Holdings.

Các tin khác