MB: Tiến về ĐBSCL

Để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính - ngân hàng đang ngày càng nhiều ngân hàng ra đời, nhất là đã có không ít ngân hàng con 100% vốn nước ngoài xuất hiện, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đẩy mạnh chiến lược mở rộng mạng lưới khắp cả nước, nhằm chiếm lĩnh thị phần và tiếp cận gần hơn khách hàng.

Để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính - ngân hàng đang ngày càng nhiều ngân hàng ra đời, nhất là đã có không ít ngân hàng con 100% vốn nước ngoài xuất hiện, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đẩy mạnh chiến lược mở rộng mạng lưới khắp cả nước, nhằm chiếm lĩnh thị phần và tiếp cận gần hơn khách hàng.

Lại gần phục vụ tốt hơn

Nhắc đến MB người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM không mấy xa lạ bởi đây là một trong những ngân hàng cổ phần lớn nằm trong nhóm G12+1, đặc biệt các nhà đầu tư cũng biết đến ngân hàng này ở vị thế là một trong những cổ phiếu “vua” trên thị trường chứng khoán.

Không dừng lại ở tham vọng phát triển ở những thị trường lớn, MB nhắm đến ngân hàng bán lẻ hàng đầu với chiến lược tiếp cận hơn khách hàng để trao tận tay sản phẩm, dịch vụ. Mở đầu cho chiến lược phát triển mạng lưới năm 2012, MB tiếp tục đánh dấu sự xuất hiện mạnh mẽ tại khu vực ĐBSCL bằng việc khai trương các chi nhánh tại khu vực:  MB Long An, MB  Đồng Tháp, MB Kiên Giang, nâng tổng số điểm giao dịch MB trên toàn hệ thống lên 179 điểm.

Phấn đấu trong năm 2012, MB sẽ hoàn thành 240 điểm giao dịch trên cả nước, trong đó tập trung nâng cao hình ảnh thương hiệu MB tại địa bàn khu vực phía Nam.

Lễ cắt băng khai trương MB Kiên Giang ngày 23-2. 

Lễ cắt băng khai trương MB Kiên Giang ngày 23-2. 

Đây là các chi nhánh trực thuộc Hội sở, với các sản phẩm dịch vụ đa dạng phục vụ các đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh. Có thể thấy, sự ra đời của 3 chi nhánh này sẽ đáp ứng tốt hơn các dịch vụ ngân hàng, nhu cầu tài chính đang ngày càng phát triển tại khu vực phía Nam.

Không thể phủ nhận khu vực ĐBSCL là thị trường tài chính tiền tệ sôi động và tiềm năng, nên những năm gần đây các NHTM lớn đều đẩy mạnh tốc độ phát triển mạng lưới của mình ở thị trường ĐBSCL. Vì vậy, sự cạnh tranh giữa các NHTM ở thị trường này khá khốc liệt.

Tuy chỉ mới khai phá thị trường này nhưng MB xây dựng mô hình giao dịch thành công với các phương thức giao dịch nhanh chóng, gọn lẹ và dễ tạo cảm giác thân thiện giữa khách hàng và nhân viên phục vụ.

Khi đến giao dịch tại các chi nhánh của MB ở khu vực ĐBSCL, khách hàng không chỉ cảm nhận được những điểm giao dịch khang trang, hiện đại, mà còn những chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp với mỗi tỉnh, tiếp cận được với các lĩnh vực thế mạnh của các tỉnh như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch và đầu tư.

Ưu tiên vốn lĩnh vực sản xuất

MB: Tiến về ĐBSCL ảnh 2Đây là chủ trương đúng và rất phù hợp với nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong xu hướng tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và tái cơ cấu ngành ngân hàng nói riêng đang diễn ra mạnh mẽ thời gian gần đây”. Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 17% trong năm nay, MB sẽ tập trung tín dụng cho lĩnh vực sản xuất là chính và các lĩnh vực khác như xuất khẩu thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp. Trong đó, MB sẽ ưu tiên các khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp nhỏ và vừa… Cụ thể, MB dự kiến dành nguồn dư nợ khoảng  4.000 tỷ đồng cho lĩnh vực xuất khẩu, 2.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và 2.000 tỷ đồng cho lĩnh vực phân phối. Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng 17% trong năm nay, dự kiến MB sẽ có mức dư nợ tín dụng tương ứng là 10.000 tỷ đồng…
MB: Tiến về ĐBSCL ảnh 3

Ông LÊ CÔNG,
Tổng giám đốc MB

Cùng với hoạt động khai trương, tại mỗi tỉnh MB đều có những hoạt động xã hội từ thiện ý nghĩa, như tặng 15 phần quà cho nạn nhân chất độc da cam tại xã Thạch Đức, tỉnh Long An; tổ chức trao tiền và xe đạp cho 30 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp; trao học bổng cho 40 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại vùng biên giới Campuchia của tỉnh Kiên Giang.

Điều này thể hiện cam kết gắn bó và phát triển lâu dài với mỗi địa phương nơi MB đặt chân đến. Đó cũng chính là lý do giúp cho MB luôn nhận được sự ủng hộ của khách hàng là các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Điển hình, dù chỉ mới đi vào hoạt động hơn 1 tháng, đến nay (ngày 23-2-2012) MB Long An, MB Đồng Tháp và MB Kiên Giang bước đầu đã huy động được hơn 125 tỷ đồng, dư nợ đạt gần 16 tỷ đồng từ các tổ chức và cá nhân trên địa bàn.

Đây là động lực khuyến khích các điểm giao dịch tăng cường chăm sóc khách hàng cũ nhằm giữ chân và tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng mới ở những phân khúc khách hàng tiềm năng của  khu vực ĐBSCL.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo xếp MB là 1 trong 4 ngân hàng thuộc nhóm 1 và được phép tăng trưởng tín dụng 17% trong năm 2012. Đây là nhóm có chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất và là nhóm ngân hàng hoạt động nghiêm túc và lành mạnh, có năng lực vốn và quản trị điều hành tốt.

Có thể thấy, việc NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo đánh giá hoạt động của từng ngân hàng đã góp phần giải quyết tận gốc vấn đề tăng trưởng tín dụng nóng dẫn đến căng thẳng thanh khoản hiện nay. Ngay từ cuối năm 2011 khi Thống đốc NHNN có một số chỉ đạo định hướng phát triển ngành ngân hàng năm 2012, MB đã chủ động xây dựng kế hoạch 2012, trong đó dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-17%, do đó thông báo của NHNN về tỷ lệ dư nợ tín dụng 17% cho MB là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của MB và MB đã có sự chuẩn bị trước.

Trong thời gian tới, MB sẽ xây dựng các chính sách về lãi suất, sản phẩm phù hợp và thể hiện tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó trong đó có việc giảm lãi suất theo xu hướng chung của ngành.

Có thể thấy với định hướng bơm vốn vào lĩnh vực sản xuất trong đó ưu tiên lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, nông nghiệp… càng phù hợp với chiến lược tiến mạnh mở rộng mạng lưới ở khu vực ĐBSCL của MB. 

Được biết, sắp tới MB sẽ tổ chức hội nghị kinh doanh đối với các chi nhánh trên toàn hệ thống, đặc biệt là các chi nhánh ở khu vực ĐBSCL nhằm phổ biến kế hoạch kinh doanh và định hướng các chi nhánh tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN.

Các tin khác