MIC - Tan giấc mơ vàng

Nhờ dự án khai thác vàng, cách đây 5 năm MIC (CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam) là một trong những CP hot nhất thị trường. Từ mức giá 2.5 vào đầu năm 2009, MIC đã tăng lên 15.0 vào cuối năm, nhưng cũng bắt đầu đi xuống kể từ đó. Ngày 23-6 tới, MIC sẽ bị HNX hủy niêm yết bắt buộc sau 3 năm liền kinh doanh thua lỗ.

Nhờ dự án khai thác vàng, cách đây 5 năm MIC (CTCP Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam) là một trong những CP hot nhất thị trường. Từ mức giá 2.5 vào đầu năm 2009, MIC đã tăng lên 15.0 vào cuối năm, nhưng cũng bắt đầu đi xuống kể từ đó. Ngày 23-6 tới, MIC sẽ bị HNX hủy niêm yết bắt buộc sau 3 năm liền kinh doanh thua lỗ.

Lỗ triền miên

Năm 2007, khi mới lên sàn, MIC có Xí nghiệp Khai thác vàng PuNêp tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Sang đến năm 2008, công ty bắt đầu công bố chi tiết những đơn vị liên kết trong lĩnh vực khai thác vàng, gồm Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (MIC đầu tư 750.000USD, nắm 15% vốn điều lệ) và Công ty TNHH Vàng Bồng Miêu (MIC đầu tư 300.000USD, nắm 10% vốn điều lệ). Cũng trong năm đó, MIC tiến hành thăm dò mở rộng khu vực khai thác vàng sa khoáng, vàng gốc tại tỉnh Aptapu của Lào.

NĐT thua lỗ quá nặng cùng với việc hoạt động kinh doanh thụt lùi đã khiến giá của MIC liên tục giảm, bất chấp TTCK đã phục hồi trong khoảng 2 năm gần đây. Nhìn vào mức giá giảm sàn xuống còn 4.700 đồng/CP vào ngày 30-5 vừa qua, sẽ có người không thể tưởng tượng nổi CP này đã từng có lúc đạt giá 15.0.

Chưa cần đi sâu vào hoạt động cụ thể của MIC, việc công ty có những hoạt động liên quan đến vàng ít nhiều đã tạo sự hứng thú đối với thị trường và có thể gợi ra một ngành nghề siêu lợi nhuận. Bởi diễn biến giá vàng thế giới những năm đó dường như ủng hộ những đơn vị liên quan trong ngành này. Bắt đầu từ năm 2008, giá vàng thế giới (và cả trong nước) bắt đầu tăng, từ mốc 1.000USD/oz lên 1.200USD/oz vào năm 2009, rồi đến đỉnh 1.900USD/oz vào năm 2011.

Những yếu tố này đã ủng hộ MIC tăng giá mạnh trong năm 2009. Tuy nhiên 2009 cũng là năm duy nhất CP này tỏa sáng trong suốt 7 năm có mặt trên sàn. So ra MIC kém hơn hẳn những CP khoáng sản nổi trội khác như BMC, KSS hay KSH vốn có nhiều đợt sóng trong nhiều năm.

Sau khi lập đỉnh 15.0 vào cuối tháng 10-2009, MIC đã điều chỉnh không thương tiếc xuống còn 10.0 vào thời điểm cuối năm. Trong nửa đầu năm 2010, TTCK cũng có một đợt sóng tương đối mạnh, nhưng MIC đã tỏ ra đuối sức, không thể tăng được quá mốc 10.0 và sau đó lại tiếp tục điều chỉnh. Đến cuối tháng 10-2010, CP này chỉ còn hơn 5.0, có nghĩa trong vòng 1 năm mất giá đến hơn 60%.

Số người thu được lợi nhuận khủng từ MIC có lẽ cũng tương đương với số người “chết” vì CP này. Thông thường CP sau một đợt giảm khoảng 30% sẽ có một đợt hồi phục mạnh và NĐT có thể tiến hành bắt đáy để tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng cái cách MIC giảm giá gần như không thể cho ai có lãi, trừ những người mua vào ở giá rất thấp và bán ra. Vì sao MIC lại “tàn” nhanh như vậy?

Công bố đầu tư, khai thác vàng rất hoành tráng, nên tất nhiên khi giá vàng lên NĐT kỳ vọng MIC sẽ lãi lớn và điều đó phải được thể hiện qua các chỉ tiêu về KQKD. Thực tế, những gì MIC công bố lại trái ngược hẳn. Năm 2009, MIC lãi gần 10 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với 2008, nhưng năm 2010 lãi được khoảng 8 tỷ đồng, rồi qua đến năm 2011 lại lỗ hơn 15 tỷ đồng và các năm 2012, 2013 tiếp tục lỗ.

Thiếu ổn định, hiệu quả và minh bạch

Năm 2012, MIC có ý định nâng tỷ lệ vốn góp tại liên doanh này từ 15% lên 30%. Liên doanh hoành tráng là vậy, nhưng chính MIC đã thừa nhận trong báo cáo thường niên năm 2011 của mình rằng các công ty liên doanh chưa xây dựng quy chế quản trị nên MIC gặp hạn chế trong việc cập nhật thông tin tài chính định kỳ hàng quý. MIC cho biết năm 2011 có khoản thu nhập đầu tư tài chính từ Liên doanh Vàng Phước Sơn chưa thực hiện.

Vì vậy MIC khó có cơ sở xem xét chiến lược từ các đơn vị liên doanh đưa ra hàng năm có còn phù hợp với tình hình hay phải thay đổi. Ngoài vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị, có lẽ cũng cần đặt ra giả thiết về chiến lược đầu tư vào hoạt động khai thác vàng liên quan đến giá vàng thế giới trong những năm gần đây.

Cuối tháng 6 , MIC sẽ bị HNX hủy niêm yết bắt buộc.

Cuối tháng 6 , MIC sẽ bị HNX hủy niêm yết bắt buộc.

Giả sử, chi phí để khai thác vàng 1.300USD/oz, nếu giá vàng bán ở mức 1.400USD/oz như cách đây vài năm, tất nhiên doanh nghiệp có lãi, nhưng nếu bán với mức giá chỉ khoảng 1.250USD/oz như hiện nay sẽ lỗ. Như vậy, nếu doanh nghiệp càng làm sẽ càng lỗ, còn nếu hạn chế khai thác, sản xuất sẽ bớt lỗ nhưng phải chịu một số gánh nặng về chi phí như nhân sự, khấu hao máy móc…

Trở lại với trường hợp của MIC, theo công bố từ phía công ty, Công ty Vàng Phước Sơn là đơn vị liên doanh của MIC với đơn vị nước ngoài NVM Co.Ltd của Canada. Không rõ 2 bên khi lên kế hoạch cho dự án có tính toán được những rủi ro về giá vàng hay không. Nhưng để xác định được giả thiết trên đây có đúng với trường hợp của MIC hay không cũng không dễ. Bởi khoản thu nhập của MIC trong liên doanh công ty không được thể hiện rõ ràng, xét về doanh thu và cả lợi nhuận những năm giá vàng tăng mạnh, MIC cũng không có gì nổi trội. 

Trường hợp của MIC là minh chứng cho sự thiếu ổn định, hiệu quả và minh bạch trong hoạt động của một số công ty khoáng sản đang niêm yết. Thông tin công bố luôn có vẻ hoành tráng, nhưng cũng rất mập mờ, khiến NĐT cảm giác rất dễ có lợi nhuận khủng nhưng vì sao lại không có “cớ” gì để tin vào. Niềm tin duy nhất chính là giá CP tăng mạnh đã tác động đến NĐT suy nghĩ theo kiểu “phải có gì đó nên CP mới tăng như vậy”. Sau MIC, liệu có còn CP khoáng sản nào nữa rời sàn?

Các tin khác