Mỗi nước một sách

Indonesia và Ấn Độ đều là những thị trường mới nổi bị tổn hại nhiều nhất thời gian qua do đồng nội tệ mất giá và những vấn đề tài chính khác, nhưng mỗi nước lại có những sách lược đối phó trái ngược nhau để cân bằng tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.

Indonesia và Ấn Độ đều là những thị trường mới nổi bị tổn hại nhiều nhất thời gian qua do đồng nội tệ mất giá và những vấn đề tài chính khác, nhưng mỗi nước lại có những sách lược đối phó trái ngược nhau để cân bằng tăng trưởng và kiềm chế lạm phát.

Indonesia và Ấn Độ cần có những chính sách cân bằng giữa bảo đảm tăng trưởng cho đất nước có dân số lớn và tỷ lệ nghèo cao, trong khi phải kiềm chế lạm phát có thể đe dọa đầu tư dài hạn.

Ấn Độ có dân số khoảng 1,2 tỷ người, trong khi Indonesia có 250 triệu dân. Cả 2 đều đang cố hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong khi vẫn mắc kẹt với những vấn đề phức tạp trong luật sở hữu đất đai khiến quá trình đô thị hóa khó đẩy mạnh nhanh chóng.

Cả 2 đang chật vật duy trì trợ giá nhiên liệu, một chính sách tốn kém nhưng được lòng dân, và cả 2 đều đối mặt với công chúng phẫn nộ đòi chấm dứt tham nhũng. 2 nước đều có thâm hụt tài khoản vãng lai lớn so với GDP, cũng như có lạm phát cao 2 con số.

Nhưng quan trọng nhất, 2 nước đều sẽ có tổng bầu cử vào năm tới, Indonesia bầu Quốc hội vào tháng 4 và bầu Tổng thống vào tháng 7, trong khi Ấn Độ bầu cử Quốc hội vào cuối tháng 5. Những cuộc bầu cử này chắc chắn khiến các nhà lãnh đạo phải cân nhắc thận trọng hơn trong các quyết sách kinh tế. 

Phó Tổng thống Indonesia Boediono, “kiến trúc sư” kinh tế chính của nước này kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997-1998, cho biết lãi suất cao và tiền tệ yếu sẽ là những điều bình thường. Ông dự báo trong những tháng tới có thể Indonesia sẽ đối mặt với môi trường tài chính quốc tế khó khăn hơn, nên phải tập trung hơn vào việc ổn định giá cả, cán cân thương mại chứ không chỉ theo đuổi tăng trưởng kinh tế.

Nhưng ở Mumbai, tân Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) cho rằng sức ép tài chính đối với Ấn Độ đã giảm sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) quyết định chưa thu hẹp chương trình mua trái phiếu 85 tỷ USD/tháng. Cuối tuần trước, Thống đốc Raghuram Rajan hạ lãi suất chính 0,75%, dù tăng một loại lãi suất không quan trọng lên 0,25%.

Một nhà máy đậu hũ ở Banda Aceh, Indonesia.

Một nhà máy đậu hũ ở Banda Aceh, Indonesia.

Trong suốt mùa hè, Ấn Độ đã tăng lãi suất lên cao để tăng sức hấp dẫn cho hoạt động đầu tư tài chính, đồng thời làm chậm sự lao dốc của đồng rupee. Nay, tân Thống đốc RBI cho rằng đảo ngược một phần những chính sách của mùa hè có thể kích thích tăng trưởng, hạn chế những biến dạng tài chính đang xuất hiện trên thị trường, giúp các bảng cân đối của doanh nghiệp và ngân hàng đỡ căng thẳng.

Những quyết sách khác nhau được đưa ra ở Jakarta và Mumbai cuối tuần trước phản ảnh sự khác nhau của các nhà lãnh đạo trong việc nhìn nhận mức độ nghiêm trọng của tình hình ở nước họ. Nhưng giới quan sát tin rằng tình hình ở Ấn Độ tệ hơn nhiều. Dù Indonesia thiếu hụt hệ thống cảng biển và đường cao tốc và thừa tình trạng quan liêu, nhưng nước này đã nổi lên như một điểm đến đầu tư khi nhiều công ty muốn chuyển hoạt động khỏi Trung Quốc.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng là nơi hoành hành của tệ nạn quan liêu, trong khi ổ gà và giao thông quá tệ khiến xe cộ không dám chạy nhanh hơn người đi bộ ở một số khu vực, nhưng những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn xảy ra như cơm bữa.

Trên hết, Ấn Độ ít dân chủ hơn. Indonesia đã để Ngân hàng Trung ương (BOI) quyền độc lập chính trị từ năm 1999. Dù BOI nâng lãi suất ngắn hạn hồi tuần trước, nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn ủng hộ. Sofjan Wanandi, Chủ tịch Hội các Nhà tuyển dụng Indonesia (EAI), thậm chí cho biết các lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi suất cao hơn nữa để kiềm chế lạm phát.

Ngược lại, RBI phải tuân theo mệnh lệnh của chính phủ. Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), liên đoàn kinh tế mạnh nhất nước, đã nỗ lực vận động để hạ lãi suất cho vay chính thêm 1%.

Các tin khác