Mua khi tăng

Khi VN Index tăng từ 510 điểm lên trên 530 điểm, một số nhận định cho rằng xu hướng chưa rõ ràng. Khi chỉ số này vượt ngưỡng 550 điểm, nhận định cũng tương tự và đến tuần qua khi mốc 570 điểm được chinh phục thì bổn cũ soạn lại.

Mua khi giảm, bán khi tăng là chiến thuật quen thuộc nhưng diễn biến của TTCK trong thời gian vừa qua lại đang tạo ra hành động ngược lại.

Khi VN Index tăng từ 510 điểm lên trên 530 điểm, một số nhận định cho rằng xu hướng chưa rõ ràng. Khi chỉ số này vượt ngưỡng 550 điểm, nhận định cũng tương tự và đến tuần qua khi mốc 570 điểm được chinh phục thì bổn cũ soạn lại.

Ngoài ra, thanh khoản thất thường cũng là một yếu tố có thể khiến nhiều người chùn tay. VN Index dù tăng đến hơn 60 điểm, tương đương khoảng 10%, nhiều CP tăng 20-30%, thậm chí còn hơn nhưng sự nghi ngờ đến thời điểm này vẫn bao trùm cả thị trường.

2 trong số những quan điểm là “còn nghi ngờ còn tăng” và “hãy cứ làm ngược với CTCK” đến giờ vẫn đúng. Cùng vì nghi ngờ mà CP tăng nên có người cho là đắt, sắp đến đỉnh, nhưng tăng tiếp có khi lại mua vì sợ mất cơ hội. Vậy nên mới thấy trong từng phiên giao dịch, ngoài việc lực mua gia tăng khi thị trường giảm, ngay khi thị trường tăng, thậm chí tăng mạnh, lực mua cũng tăng theo.

Tính đến hết tuần rồi, VN Index đã tăng 6 phiên liên tục, nhưng thật ngạc nhiên là thanh khoản, dù còn thất thường, vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Cũng chính vì sự nghi ngờ nên sau khi mua vào và có lãi, NĐT thường chốt lời ngay lập tức và đứng ngoài quan sát. Điều này có thế làm hụt thanh khoản trong một số thời điểm, nhưng khi một xu hướng tăng (có vẻ) xuất hiện, họ lại vào hàng mạnh mẽ hơn.

Chính điều này đã tạo ra những phiên thanh khoản thất thường và ít nhiều rủi ro. Nhưng ngoài rủi ro cũng có rất nhiều cơ hội, thanh khoản thấp, dẫn đến việc chỉ cần có lực mua tương đối, CP sẽ có sóng ngay lập tức. Điều này có thể kéo theo nhiều NĐT tham gia và đó lại là cơ hội cho những ai muốn bán ra.

Các tin khác