Mừng hay lo?

Không chỉ Nike, Adidas, Puma chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh sang Việt Nam, Tập đoàn Target Sourcing Services - 1 trong 10 nhà phân phối lớn nhất thế giới - và Tập đoàn Dansu Group cũng đã khảo sát, đang có ý định mở rộng đầu tư vào nước ta. Những tập đoàn sản xuất túi xách cao cấp với thương hiệu hàng đầu như Lancaster, Sequoia Paris lâu nay chỉ đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc, nay cũng chuyển đầu tư qua Việt Nam để tránh rủi ro.

Theo thông tin từ Hiệp hội Da giày và túi xách Việt Nam (Lefaso), xu hướng dịch chuyển nhà máy, đơn hàng sản xuất của các thương hiệu giày dép lớn từ Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng mạnh trong nửa đầu năm nay.

Không chỉ Nike, Adidas, Puma chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc, Bangladesh sang Việt Nam, Tập đoàn Target Sourcing Services - 1 trong 10 nhà phân phối lớn nhất thế giới - và Tập đoàn Dansu Group cũng đã khảo sát, đang có ý định mở rộng đầu tư vào nước ta. Những tập đoàn sản xuất túi xách cao cấp với thương hiệu hàng đầu như Lancaster, Sequoia Paris lâu nay chỉ đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc, nay cũng chuyển đầu tư qua Việt Nam để tránh rủi ro.

Có vẻ như lợi thế nhân công giá rẻ, tình hình chính trị ổn định đang khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn với các thương hiệu quốc tế. Đó là chưa kể việc muốn mở rộng đầu tư, xây dựng nhà máy cũng cho thấy cái nhìn dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài, nhằm đón đầu những cơ hội từ các hiệp định thương mại song phương và đa phương Việt Nam đã và sẽ ký kết. Việc có thêm nhiều đơn hàng sẽ giúp DN Việt Nam vượt qua được nhiều thách thức trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay. Song nếu nhìn về dài hạn, việc này nên mừng hay lo?

Nếu chúng ta mãi gia công, không có những sản phẩm thiết kế, sản xuất của riêng mình, đến một lúc nào đó khi lợi thế nhân công giá rẻ mất đi chúng ta sẽ phải làm sao? DN sẽ xoay sở như thế nào khi không có đơn hàng? Bởi lẽ, các thương hiệu lớn có thể chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, không có lý gì họ lại không chuyển từ Việt Nam sang một quốc gia khác.

Đó là chưa kể khi chỉ làm gia công, giá trị gia tăng trên từng sản phẩm của chúng ta sẽ chẳng bao nhiêu, tức trong nhiều tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, tỷ suất lợi nhuận thực hưởng không nhiều. Đã đến lúc chúng ta phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào sản xuất, thiết kế đa dạng hóa đơn hàng, nếu không miếng bánh ngon của những hiệp định thương mại tư do song phương, đa phương mà Việt Nam ký kết sẽ rơi vào tay DN nước ngoài.

Câu chuyện không mới trên luôn là lời nhắc nhở cho các DN trong ngành. Việc xây dựng một trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành, giảm phụ thuộc vào máy móc, nguyên liệu của Trung Quốc vẫn còn là một bài toán đòi hỏi sự nỗ lực vào cuộc của các cơ quan nhà nước và DN.

Các tin khác