Điều gì để VPB có thể trở thành quán quân về thị giá sau khi niêm yết, vượt qua các ông lớn hiện nay như Vietcombank, VietinBank, BIDV?
Tầm nhìn cho chiến lược dài hơi
Việc lên sàn thể hiện rõ cam kết của VPBank, luôn tối ưu hóa lợi ích của cổ đông, đảm bảo thu nhập cao cho CBCNV và đem lại nhiều lợi ích cho các đối tác, cũng như đóng góp vào sự phát triển của xã hội. VPBank cũng kỳ vọng sau khi lên sàn NH sẽ đón chào những NĐT mới, đa dạng hóa cơ cấu cổ đông để huy động được thêm nguồn lực cho sự phát triển dài hạn của NH. Trong suy nghĩ của tôi, chỉ cần NH làm hết sức, tận tâm sẽ được cổ đông, NĐT tin tưởng. Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank |
VPBank được thành lập vào năm 1993, tên gọi ban đầu là NHTMCP các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Năm 2010, VPBank đổi tên thành NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng như hiện nay, vốn điều lệ được tăng lên 4.000 tỷ đồng và thành lập bộ phận Tín dụng tiêu dùng với thương hiệu FE Credit, và hiện nay đã trở thành công ty tài chính (CTTC) tiêu dùng có thị phần lớn nhất thị trường.
Năm 2012, VPBank công bố chiến lược phát triển giai đoạn 2012-2017 nhằm hiện thực hóa tầm nhìn trở thành 1 trong 5 NHTMCP hàng đầu Việt Nam và 1 trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017.
Năm 2016 vừa qua, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt gần 16.900 tỷ đồng, dẫn đầu khối NHTMCP tư nhân. Đáng chú ý, VPBank là NH tiên phong triển khai chiến lược NH số toàn diện với 3 gọng kìm: Số hóa hoạt động truyền thống nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng; hợp tác với các công ty fintech để mở rộng các dịch vụ NH số; thiết lập mô hình NH số độc lập với việc ra mắt thương hiệu Timo - dịch vụ NH số đầu tiên tại Việt Nam. Không chỉ kiên định theo đuổi các chiến lược dài hơi, VPBank cũng rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt các xu hướng mới của thị trường tài chính-NH để có kế hoạch tham gia phù hợp, đem lại lợi ích cho cổ đông, NH và cả các đối tác.
2017 là năm cuối cùng trong chiến lược 2012-2017 của VPBank nhằm chuyển đổi mô hình hoạt động một cách mạnh mẽ, hiệu quả và chuyên nghiệp. Năm 2016, lợi nhuận (LN) sau thuế hợp nhất của VPBank đạt gần 4.000 tỷ đồng, nửa đầu năm 2017, LN sau thuế hợp nhất của NH này cũng đã đạt hơn 2.600 tỷ đồng. VPBank cũng đặt ra mục tiêu LN sau thuế của năm 2018 lên đến hơn 8.500 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức khoảng 15%. Những con số này khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank trong quá khứ, đồng thời cũng tạo ra sự kỳ vọng cho một giai đoạn phát triển mới được cộng hưởng bởi kế hoạch niêm yết CP.
Khai phá tiềm năng tín dụng tiêu dùng
Việc VPBank cho ra đời Timo cũng có nhiều điểm tương đồng khi NH này thành lập FE Credit 7 năm trước. Khi đó, thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD) được nhận định rất tiềm năng nhưng cũng chỉ ở mức sơ khởi và tất nhiên là có nhiều thách thức.
Năm 2016 vừa qua, tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt gần 16.900 tỷ đồng, dẫn đầu khối NHTMCP tư nhân. Đáng chú ý, VPBank là NH tiên phong triển khai chiến lược NH số toàn diện với 3 gọng kìm: Số hóa hoạt động truyền thống nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng; hợp tác với các công ty fintech để mở rộng các dịch vụ NH số; thiết lập mô hình NH số độc lập với việc ra mắt thương hiệu Timo - dịch vụ NH số đầu tiên tại Việt Nam. Không chỉ kiên định theo đuổi các chiến lược dài hơi, VPBank cũng rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt các xu hướng mới của thị trường tài chính-NH để có kế hoạch tham gia phù hợp, đem lại lợi ích cho cổ đông, NH và cả các đối tác.
2017 là năm cuối cùng trong chiến lược 2012-2017 của VPBank nhằm chuyển đổi mô hình hoạt động một cách mạnh mẽ, hiệu quả và chuyên nghiệp. Năm 2016, lợi nhuận (LN) sau thuế hợp nhất của VPBank đạt gần 4.000 tỷ đồng, nửa đầu năm 2017, LN sau thuế hợp nhất của NH này cũng đã đạt hơn 2.600 tỷ đồng. VPBank cũng đặt ra mục tiêu LN sau thuế của năm 2018 lên đến hơn 8.500 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức khoảng 15%. Những con số này khẳng định chiến lược đúng đắn của VPBank trong quá khứ, đồng thời cũng tạo ra sự kỳ vọng cho một giai đoạn phát triển mới được cộng hưởng bởi kế hoạch niêm yết CP.
Khai phá tiềm năng tín dụng tiêu dùng
Việc VPBank cho ra đời Timo cũng có nhiều điểm tương đồng khi NH này thành lập FE Credit 7 năm trước. Khi đó, thị trường tài chính tiêu dùng (TCTD) được nhận định rất tiềm năng nhưng cũng chỉ ở mức sơ khởi và tất nhiên là có nhiều thách thức.
Vào tháng 7-2014, VPBank thực hiện mua lại Công ty TNHH MTV Tài chính Than Khoáng sản Việt Nam, đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH MTV VPBank (VPBFC), chuyển dần hoạt động của khối tín dụng tiêu dùng sang công ty này. Năm 2015 là năm đầu tiên hoạt động TCTD của VPFC vận hành hoàn toàn theo mô hình công ty con của VPBank.
Hoạt động kinh doanh chính của FE Credit là cho vay tiêu dùng cá nhân. Bên cạnh đó, FE Credit còn có hoạt động huy động vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính. Nguồn vốn huy động của FE Credit đến chủ yếu từ các sản phẩm huy động (nhận tiền gửi có kỳ hạn và phát hành chứng chỉ tiền gửi) dành cho khách hàng là các doanh nghiệp trong nước.
Hoạt động kinh doanh chính của FE Credit là cho vay tiêu dùng cá nhân. Bên cạnh đó, FE Credit còn có hoạt động huy động vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính. Nguồn vốn huy động của FE Credit đến chủ yếu từ các sản phẩm huy động (nhận tiền gửi có kỳ hạn và phát hành chứng chỉ tiền gửi) dành cho khách hàng là các doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra CTTC này còn sử dụng nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng nước ngoài và nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng trong nước. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của FE Credit khá nhanh. Năm 2013, huy động vốn đạt 350,7 tỷ đồng, năm 2014 đã tăng mạnh lên 2.105 tỷ đồng, năm 2015 tăng trưởng vượt bậc đạt hơn 14.132 tỷ đồng và đến năm 2016 hoạt động huy động vốn của FE Credit đạt hơn 29.000 tỷ đồng. Mức tăng trưởng huy động vốn đã phản ánh nhu cầu sử dụng vốn cho FE Credit nói riêng và tốc độ tăng trưởng thị trường TCTD nói chung.
Giao dịch tại VPB. Ảnh: LONG THANH
Để tiết kiệm chi phí bán hàng và thu hồi nợ cũng như bắt kịp xu hướng tiêu dùng của khách hàng, FE Credit đã triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng thông qua phát hành thẻ tín dụng quốc tế vào năm 2015. Đây là sản phẩm mới mang tính tiên phong của FE Credit so với các công ty đối thủ.
FE Credit chú trọng đẩy mạnh sản phẩm cho vay tiền mặt (PLXsell và PL-NTB) để phục vụ các nhu cầu của cá nhân ngoài các sản phẩm cho vay mua hàng điện máy và xe gắn máy. Với chiến lược chiếm lĩnh thị trường khác biệt và tiềm năng rất lớn của thị trường TCTD chưa khai phá, FE Credit đã có sự bứt phá ngoạn mục về tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng như thị phần trong thời gian qua.
Trách nhiệm NH, quyền lợi cổ đông
“VPBank đang ở giữa trung tâm của thời kỳ phát triển khoa học công nghệ. Vì vậy, muốn phát triển một cách bền vững, cần tận dụng một cách tối đa những lợi thế mà công nghệ đem lại” - ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, nhấn mạnh.
Trách nhiệm NH, quyền lợi cổ đông
“VPBank đang ở giữa trung tâm của thời kỳ phát triển khoa học công nghệ. Vì vậy, muốn phát triển một cách bền vững, cần tận dụng một cách tối đa những lợi thế mà công nghệ đem lại” - ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank, nhấn mạnh.
Từ năm 2013, với sự hỗ trợ của PwC, VPBank đã tích cực chuyển đổi, xây dựng một nền tảng công nghệ thông tin vững chắc đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt là trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu “đưa VPBank trở thành 1 trong 3 NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam”. Bên cạnh đó, để phục vụ tốt nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, VPBank coi NH điện tử E-banking bao gồm VPBank Online (bao gồm cả giao diện web và trên các thiết bị di động), VPBank SMS là một phần rất quan trọng trong chiến lược phát triển.
Lựa chọn một chiến lược phát triển hợp lý vốn dĩ đã khó khăn, nhưng để tạo ra thành quả cần có sự quyết tâm và nhất quán trong hành động. Ông Nguyễn Đức Vinh cho rằng, sự tin tưởng của cổ đông cũng như các NĐT trong thời gian qua là nguồn động viên cho VPBank, nhưng đồng thời cũng là áp lực để NH này liên tục làm mới mình, chuẩn hóa hệ thống và quan trọng nhất là sẵn sàng đưa ra những chiến lược mang tính đột phá và theo đuổi tới cùng. Đơn cử như việc phát triển FE Credit trở thành CTTC hiện chiếm thị phần khoảng 55% (số liệu của Stoxplus) là cả một quá trình vừa mở rộng thị phần, nhưng đồng thời cũng xây dựng một nền tảng quản trị rủi ro vững mạnh.
Năm 2012, nhờ sự phối hợp với McKinsey, VPBank đã xây dựng và triển khai chiến lược thu hồi nợ hiệu quả. Một sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng mới được nghiên cứu để cho ra đời luôn đi kèm với một loạt giải pháp quản trị xử lý rủi ro. Những người điều hành VPBank đã xác định thu hồi nợ là một nghiệp vụ không thể tách khỏi trong lĩnh vực NH và thậm chí thu hồi nợ cũng là lợi thế mang tính cạnh tranh. Đó cũng là lý do VPBank có 600 nhân sự cho việc thu hồi nợ tại NH mẹ và 1.600 nhân sự thu hồi nợ tại FE Credit.
VPBank thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Việc tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt động. Hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững theo phương châm “thận trọng”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Song song với đó là phương châm “phân tán rủi ro”, VPBank đã chú trọng hỗ trợ tích cực cho các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu tín dụng tiêu dùng cho các cá nhân.
Lựa chọn một chiến lược phát triển hợp lý vốn dĩ đã khó khăn, nhưng để tạo ra thành quả cần có sự quyết tâm và nhất quán trong hành động. Ông Nguyễn Đức Vinh cho rằng, sự tin tưởng của cổ đông cũng như các NĐT trong thời gian qua là nguồn động viên cho VPBank, nhưng đồng thời cũng là áp lực để NH này liên tục làm mới mình, chuẩn hóa hệ thống và quan trọng nhất là sẵn sàng đưa ra những chiến lược mang tính đột phá và theo đuổi tới cùng. Đơn cử như việc phát triển FE Credit trở thành CTTC hiện chiếm thị phần khoảng 55% (số liệu của Stoxplus) là cả một quá trình vừa mở rộng thị phần, nhưng đồng thời cũng xây dựng một nền tảng quản trị rủi ro vững mạnh.
Năm 2012, nhờ sự phối hợp với McKinsey, VPBank đã xây dựng và triển khai chiến lược thu hồi nợ hiệu quả. Một sản phẩm, dịch vụ cho vay tiêu dùng mới được nghiên cứu để cho ra đời luôn đi kèm với một loạt giải pháp quản trị xử lý rủi ro. Những người điều hành VPBank đã xác định thu hồi nợ là một nghiệp vụ không thể tách khỏi trong lĩnh vực NH và thậm chí thu hồi nợ cũng là lợi thế mang tính cạnh tranh. Đó cũng là lý do VPBank có 600 nhân sự cho việc thu hồi nợ tại NH mẹ và 1.600 nhân sự thu hồi nợ tại FE Credit.
VPBank thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tán rủi ro. Việc tăng trưởng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt động. Hoạt động tín dụng của VPBank được giữ vững theo phương châm “thận trọng”, không cạnh tranh bằng cách nới lỏng điều kiện tín dụng. Song song với đó là phương châm “phân tán rủi ro”, VPBank đã chú trọng hỗ trợ tích cực cho các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể trong việc phát triển sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu tín dụng tiêu dùng cho các cá nhân.