“Nghi án lừa đảo”: Mánh khóe “trùm” lừa đảo

LTS: Vụ lừa đảo liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như vẫn đang tiếp tục được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Nạn nhân của đường dây này liên quan đến rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Có doanh nghiệp mất vốn đến hàng trăm tỷ đồng. ĐTTC đã tiếp cận một doanh nghiệp là nạn nhân của bà Huỳnh Thị Huyền Như: CTCP Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC), để bóc tách mánh khóe của bà “trùm” Như.

LTS: Vụ lừa đảo liên quan đến Huỳnh Thị Huyền Như vẫn đang tiếp tục được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Nạn nhân của đường dây này liên quan đến rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp. Có doanh nghiệp mất vốn đến hàng trăm tỷ đồng. ĐTTC đã tiếp cận một doanh nghiệp là nạn nhân của bà Huỳnh Thị Huyền Như: CTCP Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC), để bóc tách mánh khóe của bà “trùm” Như.

Bỗng dưng tiền “bốc hơi”

Trao đổi với ĐTTC, ông Phan Hoàng Chung Thủy, Tổng giám đốc CTCP GIC, cho biết: Tháng 7-2011, khi thu về gần 400 tỷ đồng, GIC dự định phân bổ khoản tiền này gửi vào một số ngân hàng (NH), ưu tiên cho những NHTM lớn.

Cũng trong thời điểm này, bà Huỳnh Thị Huyền Như trong cương vị Quyền Trưởng phòng giao dịch một NHTM đã đến mời chào GIC gửi tiền và GIC đã đồng ý. Ban đầu, GIC mở tài khoản thanh toán với chủ thể là GIC tại Phòng giao dịch của bà Như, tiền của GIC ở các NH khác chuyển về tài khoản này có giá trị khoảng 100 tỷ đồng.

Nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu tại một sàn chứng khoán. Ảnh: LÃ ANH

Nhà đầu tư theo dõi giá cổ phiếu tại một sàn chứng khoán. Ảnh: LÃ ANH

Thay vì lập một hợp đồng tiền gửi tại phòng giao dịch của bà Như cho khoản tiền này, GIC lại nhận được đề nghị của bà Như là lập hợp đồng ủy thác đầu tư với chi nhánh phòng giao dịch của bà Như (chi nhánh này do ông Võ Anh Tuấn làm Phó Giám đốc, người mới đây đã bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản).

Cho rằng mở tài khoản ở đâu miễn sao trong cùng hệ thống là được, vì vậy khi bà Như đưa ra đề nghị kèm theo giải thích rằng để đảm bảo doanh số, hạn mức tín dụng… GIC sẵn sàng chấp nhận.

Đến ngày 29-9, GIC phát hiện có các dấu hiệu chuyển tiền ra khỏi tài khoản của mình một cách bất hợp pháp, nên liên hệ với chi nhánh trong hệ thống của bà Như và nhận được Công văn số 899/TB-CNNB-QLRR: Các hợp đồng ủy thác đầu tư của GIC là giả mạo.

Đọc tới đây, ắt hẳn nhiều người sẽ phát hoảng vì tiền của GIC đột nhiên “bốc hơi” trong khi GIC khẳng định rằng không có một lệnh chuyển tiền nào ra khỏi tài khoản của mình.

Lợi dụng sơ hở?

Lập hợp đồng tiền gửi hoặc hợp đồng ủy thác đầu tư với NH là chuyện bình thường, điều “bất thường” nếu có chẳng qua việc hợp đồng ủy thác đầu tư được dùng để “lách” trần lãi suất huy động cao hơn bằng nhiều thủ thuật khác nhau.

Nhưng thông thường, sau khi doanh nghiệp ký hợp đồng ủy thác đầu tư với NH, tiền từ tài khoản của doanh nghiệp sẽ được “trích” sang một tài khoản khác và tùy theo loại hình hợp đồng, cũng như quy trình nghiệp vụ của NH việc trích chuyển sẽ khác nhau.

Thí dụ: NH X có 2 chi nhánh X1 và X2 và doanh nghiệp A đang để tài khoản thanh toán của mình tại X1. Trường hợp thứ nhất: Nếu A muốn lập hợp đồng ủy thác đầu tư cho X2 sẽ phải lập thêm một tài khoản ủy thác đầu tư tại X2. Sau khi hợp đồng ủy thác đầu tư được ký kết, tiền của A tại X1 sẽ chuyển sang tài khoản của A tại X2. Từ đó X2 sẽ lấy số tiền này đi đầu tư hay làm gì đó để sinh lời.

Thứ hai: Một số hợp đồng hoặc quy trình nghiệp vụ của NH sẽ không bắt buộc A phải mở tài khoản ủy thác đầu tư tại X2 mà sẽ tiến hành chuyển thẳng tiền cho X2 để từ đó X2 dùng tiền này đi đầu tư.

Thứ ba: Cũng có những hợp đồng ủy thác trong đó chỉ định tiền của A sẽ chuyển sang tài khoản của một cá nhân, một doanh nghiệp nào đó “có liên quan” đến X. Còn vấn đề “có liên quan” thật hay giả… xét sau.

Vấn đề đặt ra ở đây là Hợp đồng ủy thác đầu tư của GIC với chi nhánh trong hệ thống của bà Như rơi vào trường hợp nào trong 3 trường hợp vừa nêu. GIC cho biết đã giao bộ hồ sơ này cho các cơ quan điều tra và đang làm việc với NH nên không tiện tiết lộ.

Tuy nhiên, ông Thủy khẳng định: GIC không mở tài khoản tại NH trong hệ thống chi nhánh của bà Như nên việc chuyển tiền từ tài khoản của GIC sẽ không rơi vào trường hợp thứ nhất. Có thể xảy ra khả năng hợp đồng ủy thác đầu tư đã “cài cắm” sẵn việc mở tài khoản nhưng GIC không biết và do hợp đồng giả mạo nên tài khoản kia cũng là tài khoản “ma”. Từ đây tiền của GIC được rút ra và chiếm dụng. 

Ngân hàng mẹ nơi GIC gửi tiền cho rằng một số cá nhân của NH đã giả mạo chứng từ để chiếm dụng tiền. Tuy nhiên, theo một số người có kinh nghiệm trong ngành NH, việc giả mạo con dấu của NH là điều cực kỳ khó khăn và quá nhiều rủi ro, vì vậy các đối tượng làm giả có thể chọn những phương án khác.

Trong một số hợp đồng ủy thác đầu tư, có ghi những chi tiết về khoản tiền này được chuyển vào một đơn vị nào đó (trường hợp thứ ba), để đơn vị đó tiến hành đầu tư, sinh lãi. Nhưng mấu chốt ở đây là những đơn vị đó lại là giả, mà chuyện làm giả này dễ hơn rất nhiều so với các chứng từ giả của NH. 

Thí dụ: Hợp đồng yêu cầu A chuyển sang một công ty nào đó “có liên quan” đến NH X, chẳng hạn công ty P, Đầu tư Y, Thương mại Z, và đưa ra tài liệu chứng minh NH X có cổ phần trong các công ty này…  Những kẻ lừa đảo có thể đã sử dụng thương hiệu NH X khiến những “con mồi” của mình choáng ngợp và từ đó sơ suất trong việc kiểm tra thông tin để đầu tư vốn.

Ông PHAN HOÀNG CHUNG THỦY, Tổng giám đốc GIC:

NH nhận tiền phải chịu trách nhiệm

Chúng tôi đã chuyển tiền vào tài khoản của GIC tại chi nhánh NH do Như chỉ định hợp pháp bằng hình thức chuyển khoản. Vì vậy, trách nhiệm quản lý tiền trong tài khoản của chúng tôi thuộc về NH do Như chỉ định.

Xin khẳng định trước pháp luật rằng chúng tôi không có bất kỳ lệnh chuyển tiền nào yêu cầu chuyển tiền ra khỏi tài khoản của chúng tôi đến bất kỳ tài khoản nào khác trong hệ thống NH do Như chỉ định hay chuyển đến các NH khác.

Việc các cán bộ của chi nhánh do NH do Như chỉ định lợi dụng chức vụ, các kẽ hở trong quy trình quản trị để chiếm đoạt tài sản theo chúng tôi là hành vi rút ruột của NH và NH phải chịu trách nhiệm.

Các tin khác