Nghị định 60 và nỗi lo thâu tóm

Quy định mới về nới room tỷ lệ sở hữu của NĐTNN theo Nghị định 60 được giới đầu tư trên TTCK đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có thể thu hút thêm nguồn vốn từ NĐTNN bằng việc trao quyền chủ động cho doanh nghiệp quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, không ít doanh nghiệp lại lo ngại về nguy cơ bị thâu tóm.

Quy định mới về nới room tỷ lệ sở hữu của NĐTNN theo Nghị định 60 được giới đầu tư trên TTCK đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có thể thu hút thêm nguồn vốn từ NĐTNN bằng việc trao quyền chủ động cho doanh nghiệp quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, không ít doanh nghiệp lại lo ngại về nguy cơ bị thâu tóm.

 

Việc nới lỏng quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu là cơ hội tốt để NĐTNN rót vốn đầu tư vào những nhóm ngành hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao, cùng với việc gia tăng sở hữu trong những doanh nghiệp nội địa cùng ngành là một trong những cách thức để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần xác định cơ cấu cổ đông hiệu quả và có phương án kiểm soát cơ cấu cổ đông để không ảnh hưởng đến những mục tiêu phát triển và thu hút vốn bên ngoài, đồng thời không để doanh nghiệp bị đặt vào nguy cơ mất quyền kiểm soát.

Chính vì vậy, ngay khi Nghị định 60 được ban hành, có không ít ý kiến từ các NĐT về quyền được quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, khi vấn đề này được đưa ra trình ĐHCĐ thông qua. Đứng về phía quan điểm của NĐT, đây là thông tin hết sức tích cực. Thực tế cho thấy những ngành nghề có khả năng nới room lên đến 100% luôn tạo được sóng rất lớn và rất dài trên TTCK. Điển hình trường hợp của CTCP Tập đoàn Bảo Việt (BVH) hay trường hợp của các CTCK. 

Gần đây, UBCKN đã liên tục tổ chức những buổi hội thảo về Nghị định 60, trong đó có quy định về nới room cho NĐTNN sẽ được thi hành kể từ ngày 1-9-2015. Những buổi hội thảo như vậy luôn thu hút rất nhiều sự chú ý của NĐT và cả doanh nghiệp, chứng tỏ tầm quan trọng của vấn đề nới room ngoại.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã chính thức ban hành Thông tư 123 hướng dẫn cụ thể hơn về việc triển khai Nghị định 60. Cụ thể, Nghị định 60 cho phép nới trần tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN. Theo quy định cũ, tỷ lệ nắm giữ của NĐTNN bị hạn chế tối đa 49%, nhưng với nghị định mới ban hành, tỷ lệ này đã không còn bị hạn chế.

Tuy nhiên, giới hạn sở hữu cụ thể còn tùy thuộc vào điều ước quốc tế Việt Nam cam kết, quy định của pháp luật chuyên ngành đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (theo Phụ lục 4 của Luật Đầu tư mới). Các công ty đại chúng không thuộc các nhóm trên tỷ lệ sở hữu của NĐTNN không hạn chế, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác.

Nghị định 60 được ban hành với những thay đổi đáng chú ý trên có thể làm gia tăng thanh khoản trên TTCK bằng việc thu hút sự tham gia của các quỹ đầu tư, các NĐTNN. Đối với doanh nghiệp, các hoạt động huy động vốn và M&A cũng sẽ được đẩy mạnh hơn.

Có thể thấy, để đảm bảo tính mở, Nghị định 60 không đưa ra một mức tỷ lệ cố định chung cho các ngành như hiện tại, mà theo hướng tỷ lệ nới room được quyết định theo tùy từng ngành nghề. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng đã trao quyền tự quyết cho doanh nghiệp.

Để cụ thể hóa tỷ lệ này, doanh nghiệp có thể đưa vào điều lệ công ty một giới hạn tối đa về tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN và thông qua vấn đề này tại ĐHCĐ. Thông tư 123 cũng có những hướng dẫn về cách thức cần thực hiện để áp dụng và công bố tỷ lệ sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp, còn tỷ lệ cụ thể sẽ do doanh nghiệp và các cổ đông quyết định.

Các tin khác