Nghịch lý bán lẻ: Thừa kinh nghiệm, thiếu thực tế

(ĐTTCO)- Học hỏi kinh nghiệm thành công của các quốc gia có điều kiện tương đồng trong lĩnh vực bán lẻ là cần thiết nhưng lịch sử rất khó lặp lại. Điều đáng nói, Việt Nam không phải không có những công cụ cần thiết để điều tiết nhưng tiếc rằng dù được nhắc đến sớm và khá thường xuyên nó vẫn không được áp dụng một cách hiệu quả.

(ĐTTCO)- Học hỏi kinh nghiệm thành công của các quốc gia có điều kiện tương đồng trong lĩnh vực bán lẻ là cần thiết nhưng lịch sử rất khó lặp lại. Điều đáng nói, Việt Nam không phải không có những công cụ cần thiết để điều tiết nhưng tiếc rằng dù được nhắc đến sớm và khá thường xuyên nó vẫn không được áp dụng một cách hiệu quả.

 

Nếu chỉ nhìn vào cục diện và lực lượng tương quan giữa các DN bán lẻ trong nước và DN bán lẻ có thể hình dung chẳng khác nào “châu chấu đá voi”. Những cảnh bảo đã được đưa ra từ rất sớm nhưng gần như không được thực hiện hoặc không mang lại hiệu quả.

Kinh nghiệm “nước người”

Nhưng nếu nhìn vào lịch sử và kinh nghiêm của các quốc gia có điều kiện tương đồng thì rõ ràng thị trường bán lẻ vẫn còn có những hội cho DN nội địa.

Thắng thế của các DN bán lẻ nội địa tại Hàn Quốc là một bài học kinh nghiệm. Cả thế giới biết đến sức mạnh cảu Wal- Mart trong lĩnh vực bán lẻ nhưng sau tám năm thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Wal-Mart mới chỉ chiếm được 4% thị phần, xếp thứ 5 sau Shinsegae với 30% thị phần, Tesco với 17% thị phần, Lotte Shopping 12% trong khi một tập đoàn nước ngoài khác là Carrefour cũng chỉ chiếm khoảng 8%…

Tính riêng năm 2005, doanh thu của Wal-Mart tại thị trường Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 800 triệu đôla, thua lỗ đến 10 triệu đôla. Tháng 6/2006, hai tập đoàn Carrefour và Wal-Mart đều nhượng bán lại toàn bộ các cơ sở của mình cho các tập đoàn bán lẻ nội địa với giá tương ứng là 2 tỷ USD và gần 900 triệu USD, rút khỏi thị trường Hàn Quốc với lý do tập trung cho thị trường Trung Quốc.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng lý do chính là các tập đoàn nước ngoài này không cạnh tranh được với các nhà bán lẻ nội địa có những hiểu biết về thị hiếu người tiêu dùng và có chính sách phản ứng nhanh trước những thay đổi thị trường.

Những kinh nghiệm về sở thích người tiêu dùng, khả năng tập trung và phát hiện điểm mạnh nội lực, cũng như lợi dụng các điểm yếu của đối thủ cũng là phương pháp mà các tập đoàn bán lẻ trong nước Hàn Quốc đã sử dụng có hiệu quả và giành lại thị trường nội địa từ các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal-Mart, Carrefour.

Có rất nhiều lý giải cho thành công của các DN bán lẻ Hàn Quốc trong nỗ lực giành lại thị trường bán lẻ nội địa. Nhưng cơ sở quan trọng nhất đó chính là việc từ trước khi các tập đoàn nước ngoài chính thức thâm nhập thị trường nội địa, các tập đoàn phân phối của Hàn Quốc đã nhanh chóng chiếm lĩnh những vị trí tốt nhất để mở cửa hàng. Điều này góp phần tạo ra khó khăn cho các đại gia khi muốn bành trướng hoạt động.

Đối với Thái Lan, mở cửa thị trường bán lẻ, nhưng không cấp phép cho các tập đoàn nước ngoài xây dựng các chuỗi siêu thị lớn và không cho đầu tư vào trung tâm. Bên cạnh đó, Thái Lan triển khai thành công mô hình cửa hiệu tạp hóa gia đình (mom-and-pop) hướng tới nhóm đối tượng thu nhập thấp ở nhiều vùng miền gặp khó khăn về địa hình và cơ sở vật chất.

Chính phủ Thái coi đây là kênh phân phối quan trọng thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm nội địa và đã triển khai chương trình hỗ trợ vốn nâng cấp cửa hiệu tạp hóa gia đình tại nhiều tỉnh thành khác nhau. Hàng hóa phân phối tại cửa hiệu tạp hóa gia đình sẽ có giá cả cạnh tranh hơn phù hợp với mức sống của người dân địa phương.

Hay trường hợp của Ấn Độ, chính phủ không cấp phép cho các tập đoàn bán phân phối nước ngoài xây dựng chuỗi siêu thị, mà chỉ cấp phép xây dựng từng cái riêng lẻ.

ENT được xem là hàng rào kỹ thuật giúp các DN ngành bán lẻ Việt Nam có thời gian để phát triển, vươn tầm với các đối thủ nước ngoài. Chỉ có điều VN có dùng hay không?

Có áp dụng được tại “sân nhà”?

Kinh nghiệm là cần thiết nhưng lịch sử rất khó lặp lại. Việt Nam đã có những công cụ cần thiết để điều tiết nhưng nó vẫn không được áp dụng một cách hiệu quả. Đơn cử, được áp dụng từ năm 2007, ENT (Kiểm tra nhu cầu kinh tế )đưa ra quy định: Các DN bán lẻ khi mở từ cơ sở thứ 2 (có diện tích trên 500m2) trở đi sẽ phải kiểm tra nhu cầu kinh tế tại địa bàn theo các tiêu chí: Số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.

ENT thực chất là một loại “rào cản kỹ thuật” trong lĩnh vực bán lẻ mà các nước đã phải chấp thuận để đánh đổi lấy việc Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ của mình. ENT được thiết kế như một công cụ cho phép Việt Nam kiểm soát được số lượng cơ sở bán lẻ của một nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam và giới hạn số lượng này tùy thuộc vào nhu cầu kinh tế trong những bối cảnh cụ thể.

Mặc dù vậy, công cụ này chưa được sử dụng hiệu quả, thậm chí, theo những nhà bán lẻ nội địa, một số địa phương còn tỏ ra quá dễ dãi trong áp dụng ENT, khiến bán lẻ ngoại vào tận từng ngóc ngách “ép” bán lẻ nội địa.

Đấy là chưa kể, chính sách của Việt Nam có vẻ đang “ưu ái” cho DN đầu tư nước ngoài (FDI), như: miễn thuế trong các năm đầu cho các DN FDI, trong khi DN nội địa khi đã đi vào hoạt động là phải nộp thuế đầy đủ; các DN ngoại luôn được ưu tiên mặt bằng, vị trí đẹp, trong khi các DN nội lại bị áp đặt đủ thứ luật, lệ.

Việt Nam đã cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho các nhà cung cấp nước ngoài. Việt Nam cũng không phải trường hợp đầu tiên trên thế giới chứng kiến sự lấn lướt của các nhà bán lẻ nước ngoài trên thị trường.

Vấn đề chỉ còn ở chỗ Việt Nam học được gì từ các nước trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành bán lẻ cũng như sử dụng các công cụ được phép trong đó có chốt chặn ENT, các kiểm soát hoạt động thực tế của các nhà bán lẻ nước ngoài về thuế để bảo vệ tốt nhất lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của các kênh phân phối hàng Việt. Dù Việt Nam đã có kế hoạch bỏ dần các rào cản về thuế theo cam kết WTO, không có lộ trình nào loại bỏ ENT. Đây được xem là hàng rào kỹ thuật giúp các DN ngành bán lẻ Việt Nam có thời gian để phát triển, vươn tầm với các đối thủ nước ngoài.

Lãnh đạo một DN nổi tiếng trong lĩnh vực phần phối – bán lẻ đã từng phải bán thương hiệu cho đối tác nước ngoài chia sẻ: Bán DN là cách giải thoát tốt nhất bởi khi các hàng rào được gỡ bỏ, các DN bán lẻ Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài chẳng khác nào võ sĩ hạng ruồi đấu với võ sĩ hạng nặng trên cùng võ đài và cùng luật chơi. Thậm chí DN ngoài còn được ưu ái nhiều hơn về mặt bằng.

Sâu xa hơn, DN này nói rằng ông đã quá mệt mỏi với cơ chế chính sách xin cho, đặc biệt là về mặt bằng. Đây có thể sẽ là những lời giải thích cho thấy bại của DN Việt trong lĩnh vực bán lẻ?

Các tin khác