Nghịch lý lạm phát và lãi suất

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 11 tăng 0,07% so với tháng 10 và tăng 0,64% so với cùng kỳ năm 2014. Với tốc độ tăng này, dự báo CPI năm 2015 sẽ dao động 1,5-2%. Tốc độ tăng CPI năm nay của Việt Nam cũng được ghi nhận thấp hơn cả tốc độ tăng CPI theo ngưỡng (khoảng 2%) của nhiều nước phát triển và nước có nền kinh tế thị trường lâu năm. So với chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra cho năm 2015 tăng 5%, CPI năm nay tăng thấp hơn 3-3,5%, đây là điều trong 15 năm mới có vài năm đạt được (năm 2014 và 2015).

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 11 tăng 0,07% so với tháng 10 và tăng 0,64% so với cùng kỳ năm 2014. Với tốc độ tăng này, dự báo CPI năm 2015 sẽ dao động 1,5-2%. Tốc độ tăng CPI năm nay của Việt Nam cũng được ghi nhận thấp hơn cả tốc độ tăng CPI theo ngưỡng (khoảng 2%) của nhiều nước phát triển và nước có nền kinh tế thị trường lâu năm. So với chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội đề ra cho năm 2015 tăng 5%, CPI năm nay tăng thấp hơn 3-3,5%, đây là điều trong 15 năm mới có vài năm đạt được (năm 2014 và 2015).

 

Một điểm dễ nhận biết là CPI cho đến nay đã thấp hơn so với nhiều dự đoán từ nhiều tháng trước. Từ 6 tháng, 9 tháng và cho đến khi công bố Dự thảo Văn kiện Đại hội XII, hay báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, vẫn tiếp tục dự báo CPI cả năm tăng khoảng 5%. Trong báo cáo của Thủ tướng Chính phủ khi trả lời chất vấn cuối kỳ họp thứ 10 của Quốc hội vẫn đưa ra dự báo cả năm tăng dưới 2%. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, ngay từ tháng 7, tháng 8 và 9 tháng năm 2015 đã dự báo cả năm có thể tăng thấp hơn tốc độ tăng của năm trước (1,84%).

Việc CPI tăng rất thấp năm nay do nhiều yếu tố, trong đó có 4 yếu tố chủ yếu. Thứ nhất, giá cả thế giới. So với cùng kỳ năm trước, bình quân 9 tháng năm nay, giá xuất khẩu giảm 3,86%, giá nhập khẩu giảm 4,5%, trong đó có nhiều mặt hàng giảm nhiều như giá xuất khẩu dầu thô, xăng dầu, cao su, sắt thép, gạo; giá nhập khẩu xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, lúa mì, ngô, đậu tương, sắt thép, bông, sợi... Trong điều kiện mở cửa hội nhập ngày một sâu rộng, Việt Nam có tỷ lệ xuất nhập khẩu/GDP ở mức rất cao trên thế giới, theo nguyên tắc “bình thông nhau”, giá cả thế giới xuống sẽ kéo giá cả trong nước xuống theo. Thứ 2, giá lương thực - mặt hàng thiết yếu nhất, chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu dùng của dân cư: 3 năm trước giảm hoặc tăng thấp, sau 10 tháng năm nay giảm 2,4%.

Yếu tố thứ ba, quan hệ cung - cầu từ 3 năm nay đã chuyển dịch theo hướng cầu nhỏ hơn cung (mặc dù tốc độ tăng của tổng cầu gần đây có cao hơn của tổng cung). Thu nhập của nông dân do giá nông sản giảm; thu nhập của công nhân viên chức do đã 4 năm không tăng lương tối thiểu; của công nhân viên ở các DN phá sản, giải thể, tạm ngừng hoạt động với số lượng lớn và tăng liên tục trong các năm qua... nên cũng tăng thấp. Thứ tư về mặt điều hành, tuy coi trọng về kiềm chế lạm phát là đúng, nhưng vẫn nghiêng về kiềm chế mà chưa phải là kiểm soát theo mục tiêu. Đây là bài học kinh nghiệm trong việc kiểm soát lạm phát.

Theo phân tích của các chuyên gia, nếu CPI năm nay tăng thấp như dự báo, lạm phát đã thoát khỏi xu thế "2 năm tăng, 1 năm giảm" kể từ năm 2010 và nhiều khả năng sẽ bước vào thời kỳ lạm phát thấp hơn tăng trưởng. Lạm phát thấp sẽ giúp tiêu dùng phục hồi tốt hơn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng cải thiện hơn. Bên cạnh đó, lạm phát thấp cũng giúp Chính phủ có nhiều dư địa hơn trong các chính sách vĩ mô, như giảm lãi suất, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, CPI tăng thấp là thời cơ cho các chủ thể trên thị trường. Theo đó, người tiêu dùng một mặt có điều kiện ổn định hoặc cải thiện mức sống thực tế, mặt khác có thể gửi tiết kiệm khi lãi suất thực dương đã kéo dài. Các doanh nghiệp có thể tranh thủ thời cơ giá thế giới thấp để đẩy mạnh mua và dự trữ nguyên phụ liệu cho sản xuất. Các nhà hoạch định chính sách vĩ mô có thể nới lỏng chính sách tiền tệ...

Tuy nhiên, ngay giữa lúc tăng trưởng cao hơn mục tiêu Quốc hội đặt ra và lạm phát thấp kỷ lục, nhiều chuyên gia kinh tế vẫn cảnh báo tránh lạc quan sớm. Theo quy luật, khi lạm phát thấp đường cong lãi suất cũng có xu hướng giảm, song thực tế ngay cả khi chính sách tiền tệ, tài khóa lỏng lãi suất vẫn không giảm. Đây là nghịch lý đang tồn tại ở thị trường Việt Nam, hệ quả là chi phí tài chính của doanh nghiệp lớn và khả năng huy động vốn khó khăn. Thậm chí, có dự báo cho rằng với mức lạm phát thấp, nếu tăng trưởng kinh tế chỉ loanh quanh 6-6,25% và lãi suất không giảm, kinh tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào giảm phát.

Tăng trưởng lạm phát phụ thuộc vào bên cầu. Nghĩa là nhu cầu chi tiêu, nhu cầu đầu tư, cũng như nhu cầu xuất khẩu sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu sản xuất và nếu chênh lệch nhiều sẽ gây áp lực giá. Vì thế, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cần theo dõi sát diễn biến giá cả, thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu; đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường. Chính phủ và các cơ quan liên quan cần cân nhắc thời gian điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu để tránh gây tác động lan tỏa về mặt tâm lý lên CPI.

Các tin khác