Câu chuyện vỉa hè ở Hà Nội có lẽ chúng ta đã nói quá nhiều, từ việc lấn chiếm vỉa hè, lát đá vỉa hè... quanh năm, tới chuyện sử dụng sai mục đích, và cũng có người gọi bằng cái tên mỹ miều, là "văn hóa vỉa hè của người Hà Nội".
Tựu chung lại, sẽ có một câu hỏi: Tại sao cái vỉa hè lại quan trọng với đời sống người dân Hà Nội, đặc biệt là dân phố cổ đến như vậy?
Có lẽ, ngoài việc mưu sinh ra - tất nhiên, ở nơi tấc đất, tấc vàng, nửa mét vuông vỉa hè thôi, cũng đủ nuôi sống cả một gia đình với nhiều thế hệ với 1 quán nước chè...
Nhưng có lẽ, vỉa hè còn có một tác dụng quan trọng hơn nữa, đó là nơi, để những người dân Thủ đô, dân phố cổ, có chỗ mà "ngoi" ra hít thở, nếu không khối người sẽ phát điên vì phải sống trong những căn nhà chật chội, tối tăm, sâu tít trong ngõ nhỏ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời...
Một góc vỉa hè là đủ dựng một quầy hàng mưu sinh
Nơi gặp gỡ hàng xóm láng giềng
Nhưng đôi khi, việc lấn chiếm quá mức vỉa hè phục vụ cho sinh hoạt, kinh doanh của gia chủ lại trở thành điều phiền toái... Nhiều "chiến dịch" đòi lại vỉa hè cho người đi bộ đã được triển khai, từ năm này qua năm khác, nhưng có lẽ sẽ chẳng bao giờ hiệu quả
Hoàn toàn không có chỗ cho người đi bộ, và có lẽ cũng chẳng ai dám đặt chân lên vỉa hè khi nhìn thấy gia chủ "hổ báo" thể này
Mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân phố cổ gần như diễn ra trên vỉa hè
Tiệm cắt tóc trên vỉa hè đầu ngõ
Đôi bạn trẻ chụp ảnh cưới trên vỉa hè phố cổ, có lẽ những khung cảnh vỉa hè bình dị như vậy khó nơi nào có được...
Một chút vỉa hè cũng là nơi kiếm bộn tiền
Ai cũng thích ngồi ở vỉa hè...
Phút thư giãn của 2 bà cháu trên vỉa hè, bên ngoài con ngõ tối đen sâu hun hút, đặc trưng phố cổ
Ngắm người qua lại
Góc mưu sinh cho anh đánh giày dạo
Đâu đó ở Hà Nội...
Quán nước trên vỉa hè trước cửa nhà, vừa để mưu sinh, vừa tránh sự ngột ngạt trong nhà, là nơi giao lưu với hàng xóm láng giềng, khách qua đường
Thư giãn...
Nơi nghỉ chân...
Quang Hùng/VOV Giao thông