DBC vừa lên đỉnh đã thấy vực
ĐHCĐ thường niêm 2017 của DBC vừa diễn ra trong không khí không mấy vui vẻ dù doanh nghiệp này vừa có được kết quả cực kỳ ấn tượng trong năm 2016. Theo ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT, DBC đạt được kết quả tốt nhất trong vòng 20 năm qua với doanh thu đạt 6.255 tỷ đồng (tăng 8% và hoàn thành 108% kế hoạch năm), lợi nhuận sau thuế đạt 451 tỷ đồng (tăng 78,5% và hoàn thành 155% kế hoạch năm).
ĐHCĐ thường niêm 2017 của DBC vừa diễn ra trong không khí không mấy vui vẻ dù doanh nghiệp này vừa có được kết quả cực kỳ ấn tượng trong năm 2016. Theo ông Nguyễn Như So, Chủ tịch HĐQT, DBC đạt được kết quả tốt nhất trong vòng 20 năm qua với doanh thu đạt 6.255 tỷ đồng (tăng 8% và hoàn thành 108% kế hoạch năm), lợi nhuận sau thuế đạt 451 tỷ đồng (tăng 78,5% và hoàn thành 155% kế hoạch năm).
Năm 2016, kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty sản xuất lợn giống vượt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận. 2 yếu tố mang lại thành công trong năm 2016 cho DBC là sản lượng tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tăng và ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động đầu tư bất động sản (118 tỷ đồng).
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi nhanh chóng trong năm 2017 trước diễn biến bất thường của giá thịt heo hơi, từ mức 48.000-50.000 đồng/kg xuống dưới 30.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm xuống dưới mức 20.000 đồng/kg. Trong khi tổng đàn heo trên cả nước hiện đang dư thừa hơn 35%, khiến khả năng hồi phục của giá càng thêm mịt mù.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi nhanh chóng trong năm 2017 trước diễn biến bất thường của giá thịt heo hơi, từ mức 48.000-50.000 đồng/kg xuống dưới 30.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm xuống dưới mức 20.000 đồng/kg. Trong khi tổng đàn heo trên cả nước hiện đang dư thừa hơn 35%, khiến khả năng hồi phục của giá càng thêm mịt mù.
Ông So thừa nhận 2017 sẽ là năm khó khăn nhất trong 21 năm hoạt động của DBC. Theo tính toán, DBC có thể mất tới 10 triệu USD do giá thịt heo sụt giảm. Để khắc phục tình trạng này, DBC đang trình Chính phủ các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của việc giá lợn lao dốc, như giảm đàn lợn nái cả nước từ 4,2 triệu con xuống còn 3 triệu con, hay thực hiện các biện pháp tăng cường tiếp xúc quan hệ với các đối tác nước ngoài, tăng khả năng xuất khẩu.
Dù HĐQT của DBC tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2017, nhưng nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn tỏ ra thận trọng bởi mục tiêu này được xây dựng khi giá thịt heo dù giảm vẫn còn đứng ở mức cao so với thời điểm hiện tại. Thậm chí, nhiều cổ đông còn tỏ ra quan ngại với kế hoạch triển khai 9 dự án mới trong năm 2017 với tổng mức đầu tư gần 2.800 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi heo.
Dù HĐQT của DBC tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2017, nhưng nhiều nhà đầu tư (NĐT) vẫn tỏ ra thận trọng bởi mục tiêu này được xây dựng khi giá thịt heo dù giảm vẫn còn đứng ở mức cao so với thời điểm hiện tại. Thậm chí, nhiều cổ đông còn tỏ ra quan ngại với kế hoạch triển khai 9 dự án mới trong năm 2017 với tổng mức đầu tư gần 2.800 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi heo.
Đơn cử là dự án đầu tư xây dựng 2 nhà máy thức ăn chăn nuôi công suất 45 tấn/giờ/nhà máy tại Khu công nghiệp Gia Lách (Hà Tĩnh) và Cụm công nghiệp Bạch Hạc (Phú Thọ), với tổng mức đầu tư dự kiến 1.200 tỷ đồng; dự án khu chăn nuôi lợn giống ứng dụng công nghệ cao tại Hà Tĩnh với quy mô 3.200 con, tổng mức đầu tư dự kiến 279 tỷ đồng; dự án tổ hợp sản xuất giống gia súc, gia cầm tại Tuyên Quang với mức đầu tư 400 tỷ đồng; dự án khu chăn nuôi Dabaco tại Bình Phước dự kiến vốn đầu tư 302 tỷ đồng.
Giá heo giảm mạnh đã khiến cho DBC điêu đứng.
Cơ hội cho VSN
Năm 2016, VNS ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 3.685 tỷ đồng (đạt 92% kế hoạch năm) và 148 tỷ đồng (vượt 19% kế hoạch năm). Theo giải trình của VSN, việc lợi nhuận tăng mạnh dù doanh thu đi xuống nhờ giá heo hơi giảm trong những tháng cuối năm 2016. Có thể nói, giá heo hơi giảm mạnh đã giúp VSN thoát hiểm trước sự sụt giảm mạnh của mặt hàng xúc xích trước tin đồn sản phẩm này có chất gây ung thư.
Trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2016, HĐQT của VSN đã xác định chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2017 với thực phẩm tươi sống tăng 35-50%, thực phẩm chế biến tăng 14,5%. Nếu đạt được mục tiêu này, VSN sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 4.545 tỷ đồng (tăng 23%) và 156 tỷ đồng (tăng 5%).
Tuy nhiên, với sự sụt giảm của giá heo hơi trong thời gian gần đây, nhiều cổ đông cho rằng mục tiêu của VSN còn quá khiêm tốn. Nhận định này đã phần nào chính xác khi mới đây VSN công bố kết quả kinh doanh quý I-2017 với mức tăng trưởng đạt trên 2 con số. Cụ thể, doanh thu thuần cả quý đạt 979 tỷ đồng (giảm 1%), nhưng nhờ giá vốn giảm sâu đến 6% nên lợi nhuận gộp thu về 265 tỷ đồng (tăng 17%), lợi nhuận trước thuế đạt hơn 60 tỷ đồng (tăng 16% và hoàn thành 38% kế hoạch năm). Theo giải trình của VSN, nguyên nhân giá vốn giảm do giá heo hơi đầu vào bình quân quý I giảm mạnh.
Dù ghi nhận được kết quả kinh doanh tích cực nhưng thanh khoản của cổ phiếu (CP) VSN vẫn rất thấp, trong khi giá CP liên tục đi xuống (hiện chỉ còn 41.000 đồng/CP). Điều này trái ngược với thời điểm doanh nghiệp này tiến hành IPO (tháng 3-2016) với số lượng đăng ký mua gấp 5,6 lần so với số lượng công bố bán và giá đấu thành công cũng tăng đến 4,7 lần giá khởi điểm (80.000 đồng/CP).
Dù ghi nhận được kết quả kinh doanh tích cực nhưng thanh khoản của cổ phiếu (CP) VSN vẫn rất thấp, trong khi giá CP liên tục đi xuống (hiện chỉ còn 41.000 đồng/CP). Điều này trái ngược với thời điểm doanh nghiệp này tiến hành IPO (tháng 3-2016) với số lượng đăng ký mua gấp 5,6 lần so với số lượng công bố bán và giá đấu thành công cũng tăng đến 4,7 lần giá khởi điểm (80.000 đồng/CP).
VSN trở thành mặt hàng hot nhất thời điểm bấy giờ với cuộc đua sở hữu của các đại gia như CTCP Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (Anco), CTCP Việt Pháp (Proconco) và CJ CheilJedang, thành viên của Tập đoàn CJ (Hàn Quốc). Theo lý giải, việc NĐT không mặn mà với VSN do lo ngại về khả năng đình trệ sản xuất khi doanh nghiệp này phải di dời toàn bộ nhà máy từ TPHCM đến Long An trong năm 2018.
Cơ cấu nợ và hỗ trợ vay nuôi heo Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, dư nợ toàn ngành cho chăn nuôi heo 29.344 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn 12.665 tỷ đồng, chiếm 43% dư nợ; cho vay dài hạn 16.679 tỷ đồng, chiếm 57% dư nợ với 506.058 khách hàng. Trong đó dư nợ chủ yếu là của cá nhân, hộ gia đình với khoảng 25.800 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng gần 90% tổng dư nợ, 10% còn lại dành cho doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, mô hình liên kết. Khối lượng dư nợ này trong tổng dư nợ nói chung hoặc tính trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp nói riêng cũng là con số rất lớn. Do vừa qua giá bán heo giảm thấp, các hộ chăn nuôi và DN không tiêu thụ được, chậm trả nợ, nợ xấu đã xuất hiện và tăng lên 352 tỷ đồng, chiếm 1,2% dư nợ cho vay ngành chăn nuôi heo. Hộ nông dân và cá nhân chiếm tỷ trọng lớn với 311 tỷ đồng. Khi người chăn nuôi heo gặp khó khăn, NHNN đã cử các đoàn đi khảo sát ngay, tập trung ở một số tỉnh có số chăn nuôi lớn và đã thực hiện cơ cấu lại khoản nợ 364,7 tỷ đồng. Ngày 28-4, NHNN cũng đã có Công văn 3091 gửi các TCTD yêu cầu căn cứ vào khả năng tài chính để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y. Theo đó, các TCTD căn cứ khả năng tài chính và các quy định pháp luật hiện hành để thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm cả miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau) nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ, NHTM cho vay được giữ nguyên nhóm nợ 1 lần đối với một khoản nợ, cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Hiện Kienlongbank đã công bố bắt đầu từ ngày 10-5 sẽ xem xét giảm 30% lãi suất cho vay hiện hữu đối với các khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi heo đã nhận cấp vốn tín dụng trong thời gian qua với thời gian triển khai dự kiến 90 ngày. LienVietPostBank dành gói cho vay ưu đãi 500 tỷ đồng cho đối tượng là các hộ nông dân, nhà máy chế biến thịt heo đông lạnh. Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh, để tránh trường hợp hiện nay đang rất thừa, nhưng nếu không có biện pháp tiếp tục chăn nuôi, đến một lúc lại thiếu nên đối với những DN, bà con vẫn tiếp tục có nhu cầu chăn nuôi heo, NHNN yêu cầu các NHTM tiếp tục cho vay thêm nhưng tất nhiên phải bảo đảm có lãi chứ không phải càng nuôi lại càng lỗ. ĐỖ LINH |